Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 17_TranThiThuyDuong_CHQTKDK1 (Trang 27 - 29)

5. Bố cục đề tài

1.2.2.1. Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực

Nhóm chức năng này chú trọng vấn đề đảm bảo có đủ số lượng nhân viên với các phẩm chất phù hợp cho công việc của doanh nghiệp.

Hoạch định nguồn nhân lực

Hoạch định nguồn nhân lực là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu nguồn nhân lực, đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình, hoạt động đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao theo các chiến lược của doanh nghiệp (Trần Kim Dung 2015, tr37).

Theo Viện nhân sự và phát triển – CIPD (2010a:4) (Amstrong & Taylor 2014, p223): “Hoạch định nguồn nhân lực là quá trình cốt lõi của quản trị nguồn nhân lực, được định hình bởi chiến lược của tổ chức và đảm bảo cho doanh nghiệp có được đúng người cho đúng việc, vào những đúng thời điểm cần thiết để đáp ứng các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của tổ chức”.

Quá trình hoạch định nguồn nhân lực cơ bản như sau:

Hoạch định nguồn nhân lực là một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh. Ở góc độ quản trị nguồn nhân lực, các kế hoạch, chiến lược kinh doanh sẽ được chuyển đổi thành các kế hoạch, chiến lược về nhân sự.

Phân tích, đánh giá nguồn nhân lực hiện có từ đó dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, các phương pháp thường được áp dụng là phân tích xu hướng, phân tích tương quan, đánh giá theo các chuyên gia.

Phân tích tác động môi trường bên ngoài và môi trường bên trong đến cung cầu lao động của doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể thích ứng với nhu cầu mới và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.

Phân tích công việc là một tiến trình xác định một cách có hệ thống các nhiệm vụ và các kỹ năng cần thiết để thực hiện các công việc trong một tổ chức (Mondy & Noe, p93).

Phân tích công việc là một công cụ quản trị nhân sự cơ bản nhất vì từ đó nhà quản trị có cơ sở để hoạch định tài nguyên nhân sự, tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo và phát triển, đánh giá, hoàn thành công việc, lương bổng và phúc lợi, an toàn lao động và y tế, giao tế nhân sự và lao động….Thực hiện phân tích công việc sẽ biết được doanh nghiệp cần tuyển thêm bao nhiêu nhân viên và các yêu cầu, tiêu chuẩn đặt ra đối với mỗi ứng viên là như thế nào. Khi phân tích công việc, cần tiến hành xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc. Bản mô tả công việc là văn bản liệt kê các nhiệm vụ, chức năng, các mối quan hệ trong công việc, các điều kiện làm việc, yêu cầu kiểm tra, giám sát và các tiêu chuẩn cần đạt được khi thực hiện công việc. Bản tiêu chuẩn công việc là văn bản liệt kê những yêu cầu về năng lực cá nhân cần thiết cho công việc. Phân tích công việc là một công cụ rất hữu hiệu, thiếu nó nhà quản trị khó có thể quản trị tài nguyên nhân sự được. Không biết phân tích công việc, nhà quản trị sẽ không thể tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận cơ cấu trong doanh nghiệp, không thể đánh giá được chính xác các yêu cầu của các công việc, do đó không thể tuyển đúng nhân viên cho đúng việc, không thể đánh giá được đúng năng lực thực hiện công việc của nhân viên và do đó không thể trả lương, kích thích họ kịp thời, chính xác (Trần Kim Dung 2015, tr65-66)

Tuyển dụng nguồn nhân lực

Tuyển mộ nhân viên là một tiến trình thu hút những người có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng ký, nộp đơn tìm việc làm. (Nguyễn Hữu Thân 2006, tr154)

Tuyển chọn là một phần của quá trình tuyển dụng liên quan đến việc quyết định mà người xin việc hoặc các ứng viên được bổ nhiệm vào làm việc tại một vị trí nào đó trong tổ chức (Amstrong & Taylor 2014, p226).

Tuyển mộ và tuyển chọn là nội dung quan trọng của quản trị nguồn nhân lực trong các tổ chức. Tuyển mộ, tuyển chọn và các chức năng khác của Quản trị nguồn

nhân lực có mối quan hệ qua lại với nhau. Một tổ chức có thể tuyển dụng nhân viên từ hai nguồn: từ nội bộ doanh nghiệp và từ bên ngoài doanh nghiệp. Quá trình tuyển mộ bao gồm các bước như: xây dựng chiến lược tuyển mộ với các nội dung lập kế hoạch tuyển mộ, xác định các nguồn và phương pháp tuyển mộ, xác định nơi tuyển mộ, thời gian tuyển mộ; tìm kiếm người xin việc; đánh giá quá trình tuyển mộ. Việc áp dụng các kỹ năng tuyển dụng như trắc nghiệm và phỏng vấn sẽ giúp doanh nghiệp chọn được ứng viên tốt nhất cho công việc. Do đó, nhóm chức năng tuyển dụng thường có các hoạt động: dự báo và hoạch định nguồn nhân lực, phân tích công việc, phỏng vấn, trắc nghiệm, thu thập, lưu giữ và xử lý các thông tin về nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp đều có một quy chế, phương thức tuyển dụng nhân viên riêng cho mình. Tuy nhiên, tất cả đều nhằm mục đích tuyển được nhân viên có đủ năng lực, khả năng phù hợp với yêu cầu của công việc.

Chƣơng trình hội nhập vào môi trƣờng làm việc

Hội nhập vào môi trường làm việc là một chương trình nhằm giúp cho nhân viên mới có điều kiện tìm hiểu thêm các thông tin về Doanh nghiệp có liên quan đến chính sách, quy định, phúc lợi, giới thiệu đồng nghiệp...… Ưu điểm của chương trình hội nhập, giúp cho nhân viên dễ dàng thích ứng với môi trường làm việc mới, thoải mái, giảm bớt được sự lo âu không hoàn thành công việc mới được giao, tránh những sai sót ban đầu có thể xảy ra và tiết kiệm thời gian đồng thời tạo ra được ấn tượng tốt góp phần giảm áp lực tâm lý.

Một phần của tài liệu 17_TranThiThuyDuong_CHQTKDK1 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w