Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 17_TranThiThuyDuong_CHQTKDK1 (Trang 32 - 34)

5. Bố cục đề tài

1.2.2.3. Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực

Nhóm chức năng này chú trọng đến việc duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Nhóm chức năng này gồm các chức năng nhỏ như sau:

Đánh giá kết quả thực hiện công việc

Quản lý đánh giá kết quả thực hiện công việc là một quá trình có hệ thống để cải thiện hiệu suất tổ chức bằng cách phát triển các hoạt động của các cá nhân và nhóm.

Đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên nhằm giúp đỡ, động viên, kích thích nhân viên thực hiện công việc tốt hơn và phát triển những khả năng tiềm tàng trong mỗi nhân viên (Trần Kim Dung 2015). Đánh giá nhân viên là một hoạt động quản lý nhân sự quan trọng thường được tiến hành một cách có hệ thống và chính thức trong các tổ chức nhằm hoàn thiện sự thực hiện công việc của người lao động và giúp người quản lý đưa ra các quyết định nhân sự đúng đắn. Hệ thống đánh giá thực hiện công việc bao gồm 3 yếu tố là: các tiêu chuẩn thực hiện công việc; đo lường sự thực hiện công việc và thông tin phản hồi. Để xây dựng và thực hiện thành công một chương trình đánh giá thực hiện công việc, tổ chức cần làm tốt các công việc như: lựa chọn và thiết kế phương pháp; lựa chọn người đánh giá; xác định chu kỳ đánh giá; đào tạo người đánh giá và phỏng vấn đánh giá. Có nhiều phương pháp để đánh giá nhân viên mà các tổ chức cần sử dụng chúng một cách kết hợp và có

lựa chọn. Phỏng vấn đánh giá là một việc làm hết sức quan trọng trong đánh giá nhân viên, cần được thực hiện một cách tuần tự và tránh những sai sót có thể xảy ra.

Tạo động lực trong công việc – kích thích, động viên

Động lực làm việc là một hành vi có định hướng mục tiêu. Nhân viên được tạo động lực khi họ thấy rằng đóng góp trong công việc của họ có thể dẫn đến việc đạt được mục tiêu và một phần thưởng có giá trị có thể thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ (Amstrong & Taylor 2014, p182).

Tạo động lực làm việc là một phần quan trọng trong quản lý hiệu suất làm việc và là điều mà các nhà quản lý cần phải quan tâm. Có rất nhiều lý thuyết về tạo động lực làm việc và chúng bổ sung cho nhau tuy nhiên lý thuyết tạo động lực có ý nghĩa nhất là lý thuyết liên quan đến sự mong đợi – kỳ vọng, thiết lập mục tiêu, sự công bằng và đánh giá nhận thức mà tất cả được xếp loại như là một quá trình hoặc lý thuyết về nhận thức. Điều quan trọng làm thế nào để nhân viên hiểu được mục tiêu và tầm quan trọng của nó, đồng thời có động lực để theo đuổi mục tiêu ấy. Để tạo động lực cho người lao động, người quản lý cần hướng hoạt động của mình vào những lĩnh vực then chốt sau:

- Xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho nhân viên. - Tạo điều kiện thuận lợi để người lao động hoàn thành nhiệm vụ.

- Kích thích lao động bằng các phần thưởng tinh thần và vật chất. Phần thưởng tinh thần đem lại sự thỏa mãn cá nhân và không thể định lượng được như ý thức thành đạt, sự kiểm soát cá nhân đối với công việc và cảm giác công việc của mình được đánh giá cao. Phần thưởng vật chất là hình thức công nhận cụ thể như tăng lương, thăng tiến, tiền thưởng….

Lƣơng bổng và đãi ngộ

Lương bổng là một trong những động lực kích thích con người làm việc hăng hái, nhưng đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân gây trì trệ, bất mãn, hoặc từ bỏ công ty mà ra đi. Tất cả đều tùy thuộc vào trình độ và năng lực của các cấp quản trị (Nguyễn Hữu Thân 2006, tr371).

Trả công lao động – lương luôn là một trong những vấn đề thách thức nhất của các nhà quản trị ở các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường có nhiều quan điểm, mục tiêu khác nhau khi xếp đặt hệ thống trả công, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp đều hướng tới bốn mục tiêu cơ bản:

- Thu hút nhân viên;

- Duy trì những nhân viên giỏi; - Kích thích động viên nhân viên; - Đáp ứng yêu cầu của pháp luật.

Do đó, xây dựng và quản lý hệ thống thang bảng lương, thiết lập và áp dụng các chính sách lương bổng, thăng tiến, kỷ luật, tiền thưởng, phúc lợi, phụ cấp, đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên là những hoạt động quan trọng nhất của chức năng kích thích, động viên.

Chức năng quan hệ lao động

Chức năng quan hệ lao động liên quan đến các hoạt động nhằm hoàn thiện môi trường làm việc và các mối quan hệ trong công việc như: ký kết hợp đồng lao động, giải quyết khiếu tố, tranh chấp lao động, giao tế nhân viên, cải thiện môi trường làm việc, y tế, bảo hiểm và an toàn lao động. Giải quyết tốt chức năng quan hệ lao động sẽ vừa giúp các doanh nghiệp tạo ra bầu không khí tâm lý tập thể và các giá trị truyền thống tốt đẹp, vừa làm cho nhân viên được thỏa mãn với công việc và doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 17_TranThiThuyDuong_CHQTKDK1 (Trang 32 - 34)