Hiệu quả sử dụng nguồn lực để đào tạo đội ngũ không cao

Một phần của tài liệu 17_TranThiThuyDuong_CHQTKDK1 (Trang 89 - 91)

5. Bố cục đề tài

4.1.3. Hiệu quả sử dụng nguồn lực để đào tạo đội ngũ không cao

Với xác suất xảy ra trung bình là 55,77 lớn thứ 4 và mức độ tác động là 3,63 đứng thứ 3, rủi ro này có chỉ số là 2,02, rủi ro này cao vị trí thứ 3 và cũng thuộc loại rủi ro nghiêm trọng cần được xem xét và xử lý.

Khi mới thành lập, các trường Đại học ngoài công lập hầu như phải mời đến 70% giảng viên thỉnh giảng về giảng dạy cho trường. Ban lãnh đạo Trường ĐHDLHP lại có suy nghĩ khác đó là phải đào tạo được đội ngũ Thạc sĩ, Tiến sĩ của riêng trường để chủ động trong đào tạo và đưa trường phát triển vững mạnh. Thực vậy, với đội ngũ giảng viên có trình độ sau đại học chiếm trên 80% như hiện nay, trường ĐHDLHP chủ động về mọi mặt và vượt chỉ tiêu Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tỷ lệ giảng viên có trình độ Thạc sĩ trong trường Đại học ngoài công lập.

Việc đào tạo và phát triển đội ngũ rất quan trọng, nhưng hiệu quả sử dụng đội ngũ này ra sao cũng là vấn đề cần quan tâm. Trong số 35 phiếu trả lời khảo sát vòng 2 có 57,69% số người đánh giá xác suất xảy ra của rủi ro này từ trên 50% và 62,85% số người cho rằng rủi ro này có mức độ tác động lớn và rất lớn. Do đó, rủi

ro này là rủi ro nghiêm trọng, đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng các rủi ro từ cao đến thấp. Điều này cho thấy, các chuyên gia rất quan tâm đến vấn đề hiệu quả đào tạo trong nhà trường.

Thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của trường ĐHDLHP cho thấy, nhà trường đã rất mạnh dạn trong khâu đào tạo đội ngũ cán bộ, giảng viên. Để nâng cao số lượng cán bộ, giảng viên có trình độ Tiến sĩ, nâng cao công tác quản lý trong đào tạo dài hạn cán bộ, giảng viên và ngoài những văn bản đã ban hành trước đây về Quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên, nhân viên cơ hữu, tháng 7/2011, trường ĐHDLHP đã ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên, giáo viên và nhân viên cơ hữu để quy định chặt chẽ hơn về chế độ đối với cán bộ, giảng viên được cử đi học và thống nhất quy định chế độ cho cán bộ, giảng viên, nhân viên cơ hữu trong một văn bản. Quy định này, đã nêu rõ trách nhiệm và quyền lợi của CB, GV, NV được cử đi học tập, đào tạo và bồi dưỡng tuy nhiên việc quy định trách nhiệm của người được cử đi học đối với nhà trường chưa đủ mạnh nên dẫn đến việc nhà trường không tận dụng được chất xám của đội ngũ nay thậm chí xảy ra tình trạng thất thoát nguồn nhân lực. Với chi phí hỗ trợ cho một người đi học Thạc sĩ vào khoảng 260 triệu, Tiến sĩ vào khoảng 510 triệu trong 10 năm trở lại đây nhà trường đã đầu tư kinh phí ra đào tạo hơn 15 Tiến sĩ, gần 100 Thạc sĩ thì nguồn đầu tư không hề nhỏ. Nhưng làm thế nào để tận dụng được đội ngũ này? Và nguồn lực để đầu tư đào tạo đội ngũ có hiệu quả hay không thì chưa thực sự được đánh giá đúng mức.

Thực tế khảo sát cho thấy, rủi ro trong công tác đào tạo nguồn nhân lực tại trường thể hiện rất rõ. Nhiều giảng viên sau khi được đào tạo Tiến sĩ về trường không phát huy được khả năng, nhiều người thì chưa được tận dụng hết khả năng. Nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội một vài năm trở lại đây nhà trường phải thu hẹp một số ngành để mở ngành mới, tình trạng này dẫn đến một vài Tiến sĩ sau khi được đào tạo không phát huy được hết khả năng ở lĩnh vực mình mong muốn. Hiệu quả sử dụng nguồn lực để đào tạo đội ngũ không cao là sự không chắc chắn tiềm ẩn gây bất lợi cho nhà trường.

Một phần của tài liệu 17_TranThiThuyDuong_CHQTKDK1 (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w