Thất thoát nguồn nhân lực trong quá trình đổi mới giáo dục đại học

Một phần của tài liệu 17_TranThiThuyDuong_CHQTKDK1 (Trang 91 - 92)

5. Bố cục đề tài

4.1.4. Thất thoát nguồn nhân lực trong quá trình đổi mới giáo dục đại học

Mặc dù rủi ro này có xác suất xảy ra trung bình tương đối thấp 51,58 so với các rủi ro khác nhưng rủi ro này lại có mức độ tác động trung bình lớn nhất trong các rủi ro được đưa ra phân tích. Với mức độ tác động lớn nhất 3,85 với chỉ số 2,00 rủi ro này cần phải được giải quyết và xử lý ngay.

Quá trình đổi mới giáo dục đại học đặt ra những yêu cầu ngày càng cao và khắt khe đối với đội ngũ giảng viên đặc biệt là giảng viên ở bậc đại học, ngoài việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ vừa hồng vừa chuyên, nhà trường cũng đặt ra rất nhiều yêu cầu đối với đội ngũ của mình đặc biệt là đội ngũ giảng viên. Những năm 2012, 2013 nhà trường đặt ra yêu cầu đội ngũ cán bộ giảng viên phải đạt chuẩn tiếng Anh và tin học quốc tế, những năm 2014, 2015 nhà trường thực hiện đánh giá các đơn vị hành chính, đánh giá đội ngũ giảng viên với rất nhiều tiêu chí khắt khe. Nhằm chuẩn hóa đội ngũ, cuối năm 2015 nhà trường áp dụng chuẩn giáo dục theo AUN - QA (ASEAN), theo chuẩn này tất cả các chương trình đào tạo đều phải xây dựng lại, 100% giảng viên của trường đều phải xây dựng đề cương chi tiết môn học theo AUN - QA. Với yêu cầu đặt ra ngày càng cao, đội ngũ giảng viên phải đổi mới mình, với đòi hỏi đổi mới trong phương pháp đào tạo và cách thức đánh giá học sinh nhiều giảng viên đã vươn lên để theo kịp tiến trình đổi mới tuy nhiên nhiều giảng viên phải tự đào thải mình hoặc bị đào thải theo quy luật nếu khả năng không đáp ứng.

Yêu cầu của đổi mới, việc mất lợi thế cạnh tranh khi tiến độ đổi mới chậm chạp, thiếu chính sách thu hút người tài đã khiến cho nhà trường mất đi đội ngũ nhân lực có trình độ cao, ngoài ra cũng phải kể đến việc họ ra đi là muốn tìm môi trường làm việc tốt hơn với nhiều chính sách và mức lương ưu đãi hơn.

Nguyên nhân khác dẫn đến thất thoát nguồn nhân lực đặc biệt là đội ngũ tiến sĩ là do khâu quản lý đào tạo (quản lý tiến sĩ sau khi học xong) của nhà trường còn yếu dẫn đến việc chi phí đào tạo cho công tác này ngày càng cao mà không thấy hiệu quả. Nhiều thạc sĩ, tiến sĩ sau khi nhận được kinh phí đào tạo của nhà trường chuyển sang làm việc cho đơn vị khác, nhiều người chỉ sau 1 đến 2 năm cũng xin

nghỉ việc, nhiều tiến sĩ kéo dài thời gian học tập quá lâu làm ảnh hưởng đến công tác đào tạo, gây tổn thất về tài chính, công tác giảng dạy của nhà trường. Sự di chuyển lực lượng lao động trong quá trình đổi mới là điều không thể tránh khỏi và vì vậy không tránh được rủi ro. Thực vậy, khảo sát đã cho kết quả rủi ro này có mức độ tác động trung bình lớn nhất trong 8 rủi ro được đưa ra phân tích. Theo số liệu thống kê, từ năm 2013 đến nay, đã có 13 CB, GV phá hợp đồng đào tạo sang làm việc cho đơn vị khác. Như vây, thất thoát nguồn nhân lực thực sự là một rủi ro nghiêm trọng mà nhà trường cần đặc biệt quan tâm và có biện pháp xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu 17_TranThiThuyDuong_CHQTKDK1 (Trang 91 - 92)