5. Bố cục đề tài
1.2.4.2. Vai trò của quản trị rủi ro trong quá trình đổi mới của một doanh nghiệp
nghiệp
Quản lý rủi ro cung cấp một cách nhìn toàn diện, nhất quán về rủi ro và tạo ra giá trị thông qua việc góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Một tổ chức tham gia một cách tiếp cận, chủ động quản lý rủi ro và rủi ro sẽ giúp lập giá trị cho đơn vị bằng cách xử lý hữu hiệu đối với những sự kiện không chắc chắn trong tương lai và cung cấp các cách thức phản ứng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho đơn vị.
Quản lý rủi ro càng trở nên cấp thiết và hiện nay đã được coi là một công cụ quan trọng trong quản trị hiệu quả và quản trị phát triển bền vững không chỉ đối với các định chế tài chính mà cả đối với các doanh nghiệp. Công tác quản lý rủi ro cho các khối doanh nghiệp khác nhau có những đặc thù riêng. Khi tổ chức, biết được
cách thức nhận biết được các rủi ro và cách thức quản lý rủi ro giúp tổ chức tránh khỏi những tổn thất không đáng có và đem lại những lợi ích rõ rệt cho tổ chức.
Quá trình đổi mới hay thay đổi cách thức hoạt động của tổ chức diễn ra khá phức tạp và phải trải qua nhiều bước chính vì vậy việc quản lý rủi ro của quá trình này thực sự cần thiết. Đặc biệt, một tổ chức đang dự tính về một chương trình thay đổi, điều cần thiết là phải xác định rõ hình thức thay đổi, dự đoán xem thay đổi đó có ảnh hưởng như thế nào đến toàn bộ tổ chức và cần phải lập kế hoạch quản lý rủi ro với sự thay đổi đó bởi việc thay đổi có thể đem lại bất lợi cho tổ chức. Tổ chức cần lên kế hoạch cẩn thận và dự đoán tất cả các rủi ro có thể xảy ra. Tổ chức nào biết dự đoán những rủi ro tiềm tàng, quản lý sự thay đổi và tác động tích cực lên sự thay đổi sẽ tiến tới sự thành công. Việc triển khai thành công khung quản lý rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng được một công cụ quản lý rủi ro hiệu quả vừa tạo thêm giá trị mới, vừa bảo toàn giá trị cho doanh nghiệp.