Tổng công ty Dược Việt Nam
Trụ sở chính: 12 Ngô Tất Tố - Văn Miếu - Đống Đa - Hà Nội Điện thoại: (84.4) 3844 3151 Fax: (84.4) 3844 3665
Ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty là: kinh doanh dược phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế; nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ dược.
Cơ cấu tổ chức:
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
KIỂM SOÁT VIÊN
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG
CÁC CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
CÔNG TY CON CÔNG TY LIÊN KẾT
CÔNG TY CỔ PHẦN là
CÔNG TY CỔ PHẦN (TCT góp trên 50% vốn) (Vốn góp của TCT dưới 50%) CTy TNHH MỘT THÀNH VIÊN
(100% VNN)
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Tổng công ty
Vốn điều lệ: 1.338.544.248.430 (một nghìn ba trăm ba mươi tám tỷ năm trăm bốn mươi bốn triệu hai trăm bốn mươi tám nghìn bốn trăm ba mươi đồng).
Tổng công ty Dược Việt Nam bao gồm công ty mẹ; 03 đơn vị trực thuộc, văn phòng đại diện; 04 công ty con; 9 công ty liên kết. Cụ thể như sau:
cứu và Phát triển khoa học, công nghệ Dược, Trung tâm dịch vụ Thương mại Dược mỹ phẩm, Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ hai là bốn công ty con, trong đó có 3 công ty con sở hữu trực tiếp và 1 công ty con sở hữu gián tiếp. Các công ty bao gồm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC1, Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương Codupha, Công ty cổ phần Dược Trung ương 3, Công ty trách nhiệm hữu hạn Codupha Lào.
Thứ ba là chín công ty liên kết bao gồm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương I-Pharbaco, Công ty Cổ phần Dược Danapha, Công ty Cổ phần Dược phẩm Sanofi-Synthelabo, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm, Công ty Cổ phần Dược Danapha - Nanosome, Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 2, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Việt Nam, Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 25, Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3.
Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam, doanh nghiệp sử dụng quản trị nhân lực theo cơ cấu ma trận (Hình 2.2).
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
KIỂM SOÁT
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
CÔNG TY CON
Bộ phận nhân lực độc lập
Hoạt động theo chỉ đạo chiến lược PHÒNG NHÂN LỰC của bộ phận nhân sự TCT
CÔNG TY LIÊN KẾT
Bộ phận nhân lực độc lập Nhận chỉ đạo thông qua người đại diện vốn nhà nước Báo cáo kết quả
Về cơ cấu: Từ sơ đồ cơ cấu bộ máy quản trị nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam có thể thấy: về cơ bản, Tổng công ty Dược Việt Nam là doanh nghiệp nội địa, trên toàn Tổng công ty có ba mô hình quản trị nhân lực cơ bản, mô hình thứ nhất được áp dụng đối với bộ phận quản trị nhân lực tại công ty mẹ (Tổng công ty), mô hình thứ hai là mô hình áp dụng tại công ty con và mô hình thứ ba là mô hình áp dụng tại các công ty liên kết. Mô hình quản trị nhân lực tại Công ty mẹ là mô hình quản trị nhân lực theo cơ cấu giản đơn, bộ phận quản trị nhân lực bao gồm có trưởng phòng nhân sự và các chuyên viên nhân sự, bộ phận nhân sự tại công ty mẹ thực thi các nhiệm vụ về quản trị nhân lực của bản thân doanh nghiệp và phối hợp với bộ phận nhân lực của các công ty thành viên trong việc xây dựng chiến lược chung của tổng công ty. Bộ phận nhân lực tại các công ty con trực thuộc tổng công ty, Tổng công ty Dược Việt Nam sở hữu trên 50% tổng số vốn của các doanh nghiệp này, bộ phận quản trị nhân lực của các doanh nghiệp này tuy hoạt động độc lập nhưng vẫn chịu sự kiểm soát của tổng công ty và bộ phận quản trị nhân lực tại công ty mẹ. Bộ phận quản trị nhân lực tại các công ty liên kết hoạt động độc lập và chỉ chịu sự chi phối của bộ phận quản trị nhân lực của công ty mẹ khi có các thảo luận chung trên toàn Tổng công ty. Do Tổng công ty Dược Việt Nam chỉ sở hữu dưới 50% vốn tại các công ty thành viên, bộ phận quản trị nhân lực tại các doanh nghiệp này hầu như hoạt động độc lập, người đại diện vốn nhà nước của Tổng công ty Dược Việt Nam chi phối hoạt động các doanh nghiệp này với là phiếu có trọng lượng tương đương với số vốn đại diện. Về cơ cấu bộ máy quản trị nhân lực tại Tổng công ty Dược Việt Nam có thể thấy đây là cơ cấu hợp lý vừa đảm bảo sự thống nhất trên toàn hệ thống, vừa đảm bảo tính linh hoạt đối với hoạt động quản trị nhân lực của từng công ty thành viên. Cũng nhờ cơ cấu này, bộ phận quản trị nhân lực của từng doanh nghiệp được gia tăng trách nhiệm, tránh đùn đẩy trách nhiệm và nhanh chóng thực hiện các vấn đề có liên quan tới công tác quản trị nhân lực mà không bị ảnh hưởng bởi quá trình chờ đợi các quyết định hành chính.
2.2. Phân tích thực trạng chiến lƣợc phát triển nhân lực của Tổng công ty Dƣợc Việt Nam