Đánh giá cung cầu nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam

Một phần của tài liệu 3446beba-bd4f-4a4d-a9ac-062bbf9a674c (Trang 116 - 117)

Cơ bản, doanh nghiệp có được đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu thực hiện công việc. Về "Năng lực đội ngũ quản trị" có 21% người tham gia khảo sát đánh giá năng lực đội ngũ quản trị của Tổng công ty Dược Việt Nam ở mức rất tốt 75% đánh giá ở mức tốt và 4% đánh giá ở mức vừa phải, không có các đánh giá ở mức chưa tốt và kém. Về "Năng lực đội ngũ nhân viên" có 21% người tham gia khảo sát đánh giá năng lực năng lực đội ngũ nhân viên của Tổng công ty Dược Việt Nam ở mức rất tốt, 75% đánh giá ở mức tốt và 4% đánh giá ở mức vừa phải, không có các đánh giá ở mức chưa tốt và kém.

Ưu điểm:

Công tác tuyển dụng và thu hút nhân lực của doanh nghiệp về cơ bản giúp doanh nghiệp có được đội ngũ nhân lực đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Đào tạo của Tổng công ty Dược Việt Nam thực hiện tốt vai trò nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua nhân lực. Doanh nghiệp tập trung đầu tư năng lực đội ngũ, nâng cao mức độ gắn kết của nhân lực với công việc, sử dụng nhân lực lâu dài, phù hợp với yêu cầu của ngành được trong giai đoạn mới.

Đãi ngộ nhân lực về cơ bản đã thực hiện tốt nhiệm vụ thu hút và giữ chân nhân lực. Chế độ tiền lương hướng đến sự phù hợp với công việc nguyện vọng của

nhân lực làm việc tại doanh nghiệp nhằm nâng cao nỗ lực phấn đấu của nhân lực làm việc tại doanh nghiệp. Thăng tiến nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam không chỉ bù đắp những thiếu hụt nhân lực mà còn kết hợp với các công tác khác của quản trị nhân lực khác - đặc biệt là công tác bố trí và sử dụng nhân lực và đãi ngộ. Quá trình thăng tiến thỏa mãn nguyện vọng của đa số nhân lực làm việc tại Tổng công ty Dược Việt Nam, từ đó không chỉ ổn định đội ngũ nhân lực hiện tại mà còn tạo lực hấp dẫn thu hút được đội ngũ nhân lực từ bên ngoài. Việc tạo cơ hội thăng tiến công bằng giúp tăng cường đoàn kết nội bộ, tạo sự gắn kết nhân lực cùng chí hướng giúp Tổng công ty Dược Việt Nam phát triển ổn định.

Hạn chế:

Cán bộ quản lý và nhân viên kinh doanh sau khi tuyển dụng chưa đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp sau khi tuyển dụng và ngay cả sau khi đào tạo lại.

Năng lực quản lý còn kém, dẫn đến việc doanh nghiệp chưa xây dựng được hệ thống phân phối chuyên nghiệp.

Nhân sự về nghiên cứu khoa học và công nghệ còn thiếu.

Công tác tuyển dụng và thu hút nhân lực còn chưa có sức hấp dẫn đối với một số vị trí.

Một phần của tài liệu 3446beba-bd4f-4a4d-a9ac-062bbf9a674c (Trang 116 - 117)