Khả năng thương lượng (quyền lực) của nhà cung cấp (Bargaining power of Suppliers)

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM CÁ TRA CỦA CÔNG TY AGIFISH TỚI THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC (Trang 27 - 29)

(Bargaining power of Suppliers)

- Hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân vẫn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, manh mún. Các doanh nghiệp hiện nay vẫn tách rời hoạt động sản xuất với hoạt động chế biến và tiêu thụ hàng hoá. Đây chính là 2 nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa sản lượng và thị trường.

- Hiện nay, khối lượng thủy sản xuất khẩu tăng cao khiến nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm. Thông tin từ Hiệp hội Thuỷ sản cho biết, nhiều Doanh nghiệp đã phải nhập khẩu nguyên liệu. Tình trạng thiếu hụt nguyên liệu và đặc biệt là con giống (cá giống, tôm giống) đang gây một áp lực không nhỏ lên các doanh nghiệp thủy sản. Tình trạng thiếu hụt này còn dẫn đến giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, nên một số doanh nghiệp trong ngành tuy có doanh thu lớn nhưng lợi nhuận đạt thấp.

- Khi nguồn cá nguyên liệu khan hiếm, các doanh nghiệp phải chấp nhận mua với giá rất cao dẫn tới lợi nhuận thấp. Khả năng mặc cả của nhà cung cấp rất mạnh.

ii. Khả năng thương lượng (quyền lực) của khách hàng (Bargaining power of Buyers)

- Hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới, các sản phẩm thủy sản chế biến ngày càng đa dạng hơn. Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn giữa các mặt hàng đến từ các quốc gia xuất khẩu khác nhau. Do vậy, khả năng mặc cả của người mua là rất cao.

- Thị trường thủy sản thế giới (Mỹ, Nhật, EU,…) ngày càng đòi hỏi khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm. Những tiêu chuẩn này có thể thay đổi theo từng thời kỳ, thường là bổ sung hoạt chất cấm sử dụng hoặc quy định mức tối thiểu về dư chất kháng sinh. Ví dụ điển hình như Nhật Bản tiến hành kiểm tra dư lượng AOZ đối với 100% mặt hàng tôm có xuất xứ từ Việt Nam ,… Thủy sản Việt Nam đang phải ngày càng đối mặt với các vụ kiện thương mại liên quan đến bán phá giá. Trong vụ kiện bán phá giá tôm với Mỹ, mức thuế cuối cùng áp cho

Việt Nam là 26% - áp dụng với toàn ngành. Nhưng mức thuế riêng đối với doanh nghiệp có đủ điều kiện, trung bình chỉ là khoảng 5%. Từ vụ kiện các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam bị kiện bởi Hiệp hội các nhà nuôi cá da trơn của Mỹ (CFA) cho thấy các vụ kiện chống bán phá giá sẽ còn tiếp tục diễn ra

iii. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ trong cùng một ngành/lĩnh vực (Competitive Rivalry)

- Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, khi diễn ra quá trình tập trung và sáp nhập toàn cầu, thì hầu hết các doanh nghiệp cá tra, cá basa Việt Nam chỉ có quy mô nhỏ và vừa, thiếu sức mạnh tài chính, thiếu hệ thống phân phối, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, thiếu chiến lược và cơ chế phối hợp về sản lượng, tiêu chuẩn chất lượng, giá bán, phân chia thị trường. Phần lớn các doanh nghiệp chú trọng cạnh tranh trong nước thay vì tập trung sức để cạnh tranh với các đối thủ bên ngoài.

- Bên cạnh đó, với việc gia nhập vào WTO, Việt Nam phải từng bước cắt giảm thuế suất nhập khẩu thủy sản. Điều này đồng nghĩa với việc bảo hộ của Nhà Nước dành cho các doanh nghiệp thủy sản sẽ giảm đi. Các doanh nghiệp thủy sản trong nước sẽ phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa.

- Bên cạnh phải cạnh tranh với các đối thủ chính từ châu Á là Thái Lan, Trung Quốc và Indonesia trên các thị trường truyền thống của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU,các nước châu Á khác và ngay chính ở thị trường nội địa. Hiện tại sản lượng cá tra Việt Nam đạt 1,3 triệu tấn, nhưng Ấn Độ cũng có tới

650.000 tấn, Bangladesh 450.000 tấn, Indonesia 110.000 tấn. Thậm chí ngay cả Trung Quốc cũng đã nuôi và thu hoạch 10.000 tấn cá tra ở đảo Hải Nam. Sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện hữu rất lớn.

iv. Mối đe doạ từ những sản phẩm, dịch vụ thay thế (Threat of Substitutes)

- Các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm thực phẩm thuỷ sản là các loại thịt và các chế phẩm từ thịt. Hiện nay, do dịch cúm gia cầm bùng phát ở nhiều khu vực trên thế giới nên người tiêu dùng có khuynh hướng ưa chuộng các sản phẩm từ thủy sản hơn. Mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế rất ít.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM CÁ TRA CỦA CÔNG TY AGIFISH TỚI THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)