Bản thân Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM CÁ TRA CỦA CÔNG TY AGIFISH TỚI THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC (Trang 30 - 33)

Strengths Weaknesses

-Thương hiệu mạnh: Đơn vị đầu tiên của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long sản xuất và xuất khẩu cá Tra

-Khả năng nghiên cứu và phát triển: Đơn vị đầu tiên tham gia hợp tác nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất giống nhân tạo cá Tra

-Đơn vị đầu tiên của ngành thủy sản có mô hình sản xuất kinh doanh khép kín từ khâu sản xuất cá giống đến thành phẩm -Đổi mới, kinh nghiệm trong xuất nhập khẩu: Hàng năm đều tạo ra sản phẩm mới có giá trị cao hơn và phù hợp với xu hướng của thị trường

-Hệ thống quản lý chất lượng: Kiểm soát các hoạt động sản xuất có liên quan đến chất lượng sản phẩm, hạn chế đến mức thấp nhất

-Tiêu chuẩn chất lượng từ ao nuôi đến chế biến sản phẩm xuất khẩu

-Vị trí thuận lợi cho cả việc vận chuyển bằng đường thủy lẫn đường bộ

-Phân phối quản lý sản phẩm chưa được hợp lý: chưa đổi mới, chưa theo kịp với cuộc cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản.

-Đội ngũ MKT chưa đánh đúng trọng tâm chiến lược vào dự báo và thu thập thông tin thị trường → nguồn nguyên liệu sản xuất chưa đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.

Opportunities Threats

-Thị trường Trung Quốc là thị trường chủ yếu và cũng là thị trường truyền thống của công ty, với đặc điểm văn hóa gần giống nhau và điều kiện vị trí địa lý

-Từ đầu năm 2010, thuỷ sản chính là ngành chịu tác động lớn nhất đối với các quy định của WTO, đặc biệt là đối với cá da trơn. Trung Quốc cũng đang làm rất

thuận lợi. Đây là một thị trường vững chắc của công ty ở hiện tại và tương lai.

-Trung Quốc đang chuyển hướng từ xuất khẩu sang nhập khẩu cho chế biến. Ngoài ra, nhu cầu thủy sản trên thị trường này tiếp tục tăng mạnh, trong khi nguồn cung thủy sản khai thác và nuôi trồng sụt giảm và thủy sản đang trở thành thức ăn bổ dưỡng, thay thế cho các nguồn thực phẩm khác đang có nguy cơ dịch bệnh. Đó sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là cá Tra và cá Basa.

“căng” đối với mặt hàng cá tra, basa của Việt Nam, nhất là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

-Cạnh tranh thương mại đang gia tăng với nhiều chiêu phá giá, đánh thuế cao, cho là sản phẩm không bảo đảm vệ sinh,… cũng khiến cá tra, cá basa của Việt Nam long đong trên thị trường Trung Quốc.

-Có thông tin cho rằng: các lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam có chứa hoạt chất trifluralin vượt mức cho phép đã làm cho nhu cầu nhập khẩu và tiêu dùng thủy sản Việt Nam giảm mạnh.

PHẦN 3: CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA AGIFISH

Trong nhiều thập kỷ qua, Marketing quốc tế đã có sự phát triển nhanh chóng. Tham gia vào một môi trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt, đặc biệt là khi xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế diễn ra hết sức mạnh mẽ, công ty Agifish đã không ngừng hoàn thiện các hoạt động Marketing quốc tế của mình. Những hoạt động đó nhằm mục đích thâm nhập vào những thị trường mới, nâng cao doanh số bán hàng và uy tín của thương hiệu Agifish trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hoàn thiện hoạt động

Marketing là bước khởi đầu quan trọng giúp Agifish có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường sản thủy sản, cụ thể là sản phẩm cá tra, cá basa fillet của Công ty. Như đã nêu ở trên, Công ty chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm từ cá tra, cá basa, mà đặc biệt là

cá tra fillet, do vậy, phần chiến lược 4P này cũng chỉ đi sâu vào tìm hiểu, phân tích các hoạt động của Công ty đối với cá tra, cá basa mà không phải là các sản phẩm từ tôm hay mực.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM CÁ TRA CỦA CÔNG TY AGIFISH TỚI THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)