Cơ cấu điện tử chỉ thị bằng diode phát quang (LED)

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng kỹ thuật đo lường điện (Trang 48 - 50)

Ký hiệu LED: A K A K Hình 2.12:Ký hiệu đèn LED

Điốt phát quang (LED: Light Emitting Diode) nghĩa là khi có dòng điện chạy qua linh kiện sẽ phát ra ánh sáng. Led là linh kiện điện tửđược sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh

vực như quang báo, hiển thị, thông tin quang...

Ánh sáng do Led phát ra phụ thuộc vào vật liệu chế tạo mà không cần đến kính lọc. Led chỉ có thểở một trong hai trạng thái sáng hoặc tắt. Trong thực tếLed có vỏ bọc bên ngoài mang màu sắc giống với màu sắc do Led phát ra, điều này chỉ nhằm giúp cho người

34

sử dụng dễdàng nhận biết các loại Led phát màu sắc khác nhau mà không cần đến nguồn

điện để thử.

Led có ưu điểm nổi bật là tuổi thọcao, công suất tiêu tán nhỏ, thích hợp với các mạch logic... Khi sử dụng Led cần chú ý đến yếu tố nhiệt độ môi trường xung quanh ảnh hưởng

đến cường độ chiếu sáng, khi nhiệt độmôi trường tăng lên cường độsáng của Led sẽ giảm

đi.

Thực chất Led cũng là diode bán dẫn nên nó mang các đặc tính và giới hạn của diode tiếp xúc P-N thông thường. Điện áp phân cực thuận cho Led khoảng 1,2V đến 2,5V tùy vào vật liệu bán dẫn. Điện trở động khoảng từvài Ohm đến vào chục Ohm. Điện áp đánh

thủng khi phân cực ngược khá nhỏ khoảng 5V. Led được chế tạo với nhiều loại mang màu khác nhau như đỏ, xanh, vàng, cam... Khi sử dụng phải chú ý đến điện áp phân cực thuận cho từng loại Led để lựa chọn điện trở mắc nối tiếp với Led.

Điện áp phân cực cho LED

Led màu đỏ 1,6V - 2V

Led màu cam 2,2V - 3V

Led màu xanh lá cây 2,7V - 3,2V

Led màu vàng 2,4V - 3,2V

Led màu xanh da trời 3V - 5V

Bảng 2.2: Điện áp phân cực cho LED

Thông thường khi tính toán phân cực cho Led, người ta chọn điện trở mắc nối tiếp với

Led sao cho dòng điện chạy qua Led khoảng 10mAvà điện áp rơi trên Led khoảng 2V. Led

có hai chân Anode và Cathode, chân Cathode thường ngắn hơn, nằm ởphía vỏ bịvát phẳng

góc, điện cực Cathode lớn hơn.

Để việc điều khiển và hiển thịđược dễdàng hơn, các Led thường ghép với nhau thành hình số 8 và đóng thành một khối gọi là Led 7 đoạn. Mỗi đoạn thẳng được tạo thành từ một hoặc nhiều Led đơn mắc song song. Khi cần hiển thị con số từ0 đến 9, người ta điều khiển

các đoạn tương ứng phát sáng để tạo thành hình con số mong muốn. Led 7 đoạn được sử

dụng nhiều trong việc hiển thị, đặc biệt trong lĩnh vực đo lường điện tử. Đại lượng cần đo sau khi được mạch xửlí chuyển đổi thành tín hiệu số sẽ qua mạch giải mã kích các Led 7 đoạn phát sángthành hình những con sốđể thể hiện kết quảđo được.

Chương 2: Cơ cấu chỉ thị của thiết bịđo lường

35

(a) Vôn kếđiện tử (b) Tần số kếđiện tử

Hình 2.13: Thiết bị đo hiển thị LED

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng kỹ thuật đo lường điện (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)