Phân loại điện trở

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng kỹ thuật đo lường điện (Trang 98 - 100)

Tùy theo mục đích sử dụng mà người ta sản xuất ra các loại điện trở với tính chất khác

nhau.

Phân loại theo tính chất dẫn điện của điện tr

Điện trở tuyến tính: là điện trở có trởkháng không đổi khi gia tăng sự chênh lệch điện

áp trên nó.

Điện trở phi tuyến tính: là điện trở thay đổi khi có dòng điện đi qua, cụ thểnó sẽ tỷ lệ

thuận với sựchênh lệch điện áp trên nó

Phân loại theo giá trị của điện tr

Giá trị của điện trởđược phân theo 3 cấp:

+ Điện trởcó trở kháng thấp: là tất cảcác điện trởcó trởkháng thấp hơn 1Ω.

+ Điện trởcó trởkháng trung bình: là tất cảcác điện trởcó trởkháng từ 1Ωđến 100kΩ. + Điện trởcó trở kháng cao: là tất cảcác điện trở có trởkháng từ 100kΩ trởlên.

Phân loại theo chức năng của điện tr

Biến trở: là loại điện trở có giá trịthay đổi, dùng đểthay đổi giá trị điện trở trong quá trình sử dụng.

(a) Hình dạng biến trở (b) Ký hiệu

Hình 4.3: Hình dạng và ký hiệu của biến trở

Nhiệt điện trở (Thermistor): là loại điện trở có giá trị điện trở thay đổi theo nhiệt độ. Do hiệu ứng tự làm nóng của dòng điện trong một điện trở nhiệt, các thiết bị tựthay đổi trở kháng với những thay đổi của dòng điện. Có 2 loại nhiệt trở: Nhiệt trở có hệ số nhiệt

dương (điện trở tăng khi nhiệt độ tăng) và nhiệt trở có hệ số nhiệt âm (điện trở giảm khi nhiệt độtăng).

82

t° t°

(a) Hình dạng nhiệt điện trở (b) Ký hiệu

Hình 4.4: Hình dạng và ký hiệu của nhiệt điện trở

Quang trở (Photoresistor / LDR: Light Dependent Resistor): là loại điện trở nhạy cảm với bức xạđiện từ quanh phổánh sáng nhìn thấy. Quang trởcó giá trịđiện trởthay đổi phụ

thuộc vào cường độánh sáng chiếu vào nó. Cường độánh sáng càng mạnh thì giá trịđiện trởcàng giảm và ngược lại.

(a) Hình dạng quang trở (b) Ký hiệu

Hình 4.5:Hình dạng và ký hiệu quang trở

Điện trở phụ thuộc áp (Varistor / VDR: Voltage Dependent Resistor): là loại điện trở có giá trịthay đổi theo điện áp đặt vào hai cực. Khi điện áp giữa hai cực của VDR nhỏhơn điện áp quy định thì VDR có giá trị rất lớn, xem như hở mạch. Khi điện áp giữa hai cực của VDR tăng cao quá mức quy định thì VDR có điện trở rất nhỏ, xem như nối tắt.

VDR có hình dạng giống như nhiệt điện trở.

U U

(a) Hình dạng VDR (b) Ký hiệu

Hình 4.6:Hình dạng và ký hiệu VDR

Điện trở cầu chì (Fusistor): là loại điện trởcó trị số rất nhỏ, được thiết kế dễnóng chảy

khi dòng điện vượt mức cho phép. Lúc này, điện trở cầu chì vừa là điện trở vừa là cầu chì. Khi công suất không bịvượt quá nó hoạt động như một điện trở. Khi công suất vượt quá

Chương 4: Đo điện trở

83

mức cho phép nó có chức năng như một cầu chì,nó nóng chảy và làm hở mạch để bảo vệ các thành phần khác trong mạch không bịdòng điện quá mức chạy qua.

(a) Hình dạng điện trở cầu chì (b) Ký hiệu

Hình 4.7: Hình dạng và ký hiệu của điện trở cầu chì

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng kỹ thuật đo lường điện (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)