Công tắc hành trình

Một phần của tài liệu Giáo trình điện kỹ thuật (Trang 150 - 153)

4.4.3.1. Công tắc

Công tắc hành trình dùng để đóng gắt mạch điện điều khiển trong truyền

động điện, tự động hóa... Tùy thuộc vị trí cữ gạt ở các cơ cấu chuyển đ i cơ khí

nhằm tự động điều khiển hành trình làm việc hay tự động ngắt điện ở cuối hành

trình đểđảm bảo an toàn.

Công tắc hành trình có tác dụng như là nút ấn, động tác ấn bằng tay được thay thế bằng động tác va chạm của các bộ phân cơ khí, làm cho quá trình

chuyển động cơ khí thành tín hiệu điện...

Cách dùng của công tắc hành trình có thể được phân thành hai cách như

sau: một loại giống như một công tắc để hạn chế một chuyển động cơ khí không được vượt quá giới hạn cho phép, còn một loại dùng để làm công tắc cho thiết bị

nâng hạ, hạn chế các hành trình cơ giới của thiết bị này. Ví dụ mạch sử dụng công tắc hành trình để tựđộng khống chếhành trình đóng mở c ng.

4.4.3.2. Phân loại

Ngày nay, việc áp dụng các dây chuyền tự động đòi sử dụng nhiều dạng công tắc hành trình khác nhau, bởi vì những thực hiện mở đóng các tiếp điểm trong công tắc hành trình phải phù hợp với những sơ đồđộng học và cấu tạo của máy công tác. Tùy theo cấu tạo của công tắc hành trình mà có thể chia thành các loại công tắc hành trình: kiểu nút ấn, kiểu tì, kiểu quay.

* Ký hiệu

Trong các sơ đồ điện thì tiếp điểm của công tắc hành trình được ký hiệu

như sau:

Hình 4-14: Ký hiệu công tắc hành trình.

Bộ phân tiếp điểm của công tắc hành trình bao giờ cũng có một tiếp điểm

thường mở và một tiếp điểm thường đóng, trong đó tiếp điểm động là chung.

4.4.3.3. Cấu tạo và nguy n lý làm việc

Thường gặp các loại công tắc hành trình dưới đây:

a)Công tắc hành trình kiểu nút ấn

Công tắc này gồm có đếcách điện trên đó có lắp đặt các tiếp điểm kiểu cầu 1, 2, 3.

Hình 4-15: Cấu tạo công tắc hành trình kiểu nút ấn.

Công tắc này thường được lắp ở điểm cuối của hành trình. Khi cơ cấu được

điều khiển đi hết đoạn hành trình cần điều khiển vấu lồi của nó sẽ đè lên nút,

trục sẽ tác động xuống mở cặp tiếp điểm 1 - 2 ra và đóng cặp tiếp điểm 2 - 3 lại. Sau khi vấu lồi đã đi hết qua, lò xo sẽđẩy trục và các tiếp điểm động sẽ trở về vị trí ban đầu.

Trong các công tắc hành trình này tốc độđóng ngắt của các tiếp điểm bằng tốc độ chuyển động của trục và phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của vấu lồi.

b)Công tắc hành trình kiểu tì

Khi cần dừng máy hay chuyển đ i trạng thái với độ chính xác cao (0,3 - 0,7

mm thì người ta dùng công tắc kiểu tì này.

Công tắc này có một tiếp điểm thường đóng và một thường mở các tiếp

điểm t nh lắp trên đế, tiếp điểm động gắn trên đầu tự do của lò xo lá, khi ấn nút lò xo bị biến dạng dần. Sau khi nút bị tác động tụt xuống một khoảng xác định lò xo sẽ bật nhanh xuống phía dưới làm cho tiếp điểm trên mở ra và tiếp điểm

dưới đóng lại, quá trình chuyển đ i trạng thái này sang trang thái kia rất nhanh. T ng hành trình của nút ấn bằng 0,7mm. Sau khi thôi ấn nút, công tắc tự động trở lại vịtrí ban đầu.

Hình 4-16: Cấu tạo công tắc hành trình kiểu tì.

c) Công tắc hành trình kiểu đòn

Khi cần có tác động chuyển đ i chắc chắn, trong điều kiện hành trình lớn

và dòng điện lớn thì người ta dùng công tắc hành trình này.

Hình 4-17: Cấu tạo của một công tắc hành trình kiểu đòn.

Sơ đồ biểu diễn vị trí đóng của các tiếp điểm 7 và 8. Then khoá 6 có tác dụng định vị giữ chặt tiếp điểm ở vịtrí đóng. Khi máy công tác tác động lên con

lăn 1, đòn 2 sẽ quay ngược chiều kim đồng hồ, con lăn 12 nhờ lò xo 14 sẽ làm

cho đ a 11 quay đi, cặp tiếp điểm 7- 8 mở ra, cặp tiếp điểm 9-10 đóng lại. Tốc

độ đóng ngắt của tiếp điểm rất lớn không phụ thuộc vào tốc độ của con lăn 1.

Công tắc này có thể ngắt dòng điện một chiều đến 6A, điện áp 220V. Lò xo 5 sẽ kéo đòn 2 về vịtrí ban đầu sau khi không có lực tác động lên con lăn 1 nữa.

Một phần của tài liệu Giáo trình điện kỹ thuật (Trang 150 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)