PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO PHỤ NỮ HIỆN NAYPHÁT TRIỂN PHONG TRÀO PHỤ NỮ HIỆN NAY

Một phần của tài liệu so-11-thang-102021-tttt-web (Trang 33 - 35)

PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO PHỤ NỮ HIỆN NAY ĐƯỜNG THẾ ANH

Trường Đại học Hà Tĩnh

Nguyễn Thị Năm, Nguyễn Thị Hà, Võ Thị Ngọ là những người đã dẫn đầu đoàn biểu tình kéo vào dinh tuần phủ đòi yêu sách. Mặc dù kẻ thù đã dùng thủ đoạn đê hèn hòng làm nhụt ý chí đấu tranh, song chị em vẫn hăng hái xông lên, đã làm cho kẻ thù vô cùng khiếp sợ. Trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, còn biết bao các bà, các chị anh dũng kiên trung như vậy. Dù trong số đó nhiều người chưa phải là đảng viên cộng sản, hoặc còn chưa kịp vào hội viên phụ nữ giải phóng, nhưng khi Đảng kêu gọi họ sẵn sàng chiến đấu quyết hy sinh vì quê hương, đất nước, một lòng kiên trung, sắc son với Đảng. Ghi nhận sự sinh tử vì sự nghiệp đó Báo Người lao khổ số ra ngày 18/9/1930 đã viết:“ Cuộc đấu tranh giữ dội ở Can Lộc, Đức Thọ, Nghi Xuân Hà Tĩnh đều do chị em phụ nữ chỉ huy và đâu đâu chị em cũng rất dũng cảm hy sinh. Chính trong thời kỳ đấu tranh kịch liệt này, chính trong lúc công nông binh bắt tay nhau vào cuộc tranh đấu, chị em cũng bắt đầu tranh đấu một cách vẻ vang. Cho nên lực lượng quần chúng đấu tranh thêm được một sức rất mạnh,

là chị em phụ nữ đã phá xiềng nô lệ giam hãm đàn bà xưa nay mà ra vai dự cuộc tranh đấu…”. Từ tháng 9/1930, nhiều làng, xã ở Hà Tĩnh đã hình thành chính quyền Xô viết. Nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng tự vệ đỏ lúc bấy giờ là bảo vệ an ninh thôn xóm, trấn áp những tên tay sai để bảo vệ tổ chức, bảo vệ Đảng, bảo vệ các cuộc đấu tranh của Nhân dân. Chị em đã tham gia tích cực tham gia các hoạt động mà chính quyền phát động như: phong trào bài trừ mê tín dị đoan, dạy và học chữ quốc ngữ, thực hiện đời sống mới, đoàn kết tương thân tương ái giũp đỡ nhau những lúc gặp khó khăn. Nhiều địa phương có phong trào phụ nữ hoạt động rất mạnh như: Đỉnh Lữ, Lai Thạch, Ba Xã (huyện Can Lộc), Thái Yên (huyện Đức Thọ), ….

Năm 1931 khi phong trào cách mạng bị đàn áp khủng bố, lực lượng Đảng có nơi còn rất ít, tổ chức Đảng có nơi bị xoá trắng. Trước tình hình đó, nhiều chị đã lăn lộn với phong trào để củng cố lực lượng cách mạng, tiêu biểu như: chị Nguyễn Thị Năm phụ trách Can Lộc, chị Ngọc

Băng chỉ đạo ở Đức Thọ,… chính ý chí cách mạng, tinh thần trách nhiệm với dân, với Đảng đã tạo nên nghị lực giúp chị em đóng góp to lớn trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh; góp phần tô thắm thêm truyền thống anh hùng bất khuất, trung hậu, đảm đang của phụ nữ Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng.

Sau ngày 01/5/1930, các chi bộ đảng trực tiếp đã tổ chức ra mắt Hội phụ nữ giải phóng trên địa bàn. Đặc biệt, sau tháng 9/1930, tổ chức hội phát triển nhanh chóng, các cấp uỷ cử người ra phụ trách hội theo nội dung công tác phụ vận của Đảng. Quá trình hoạt động trong các đoàn thể đã giúp nhiều chị em trưởng thành được đứng trong hàng ngũ của Đảng hoặc thoát ly gia đình đi hoạt động cách mạng. Nhiều chị được Đảng giao trách nhiệm hoạt động cho hội như: chị Băng, chị Tứ, chị Tửu phụ trách hội ở Đức Thọ, chị Hoà, chị Gạo phụ trách hội ở Thạch Hà, chị Năm, chị Ngọ phụ trách công tác hội ở Can Lộc…

Trong báo cáo nội bộ của xứ uỷ Trung Kỳ ngày 27/12/1930, số hội viên phụ nữ giải phóng ở Hà Tĩnh mới có 48 người, nhưng đến tháng 4/1931 trong báo cáo của Xứ uỷ số hội viên phụ nữ giải phóng ở Hà Tĩnh có 2.168 người. Từ thôn, xã, huyện đều có tổ chức hội, có ban chấp hành hoặc ban cán sự phụ trách công tác hội. Mặc dù trong cả nước chưa thành lập được đoàn thể phụ nữ, nhưng trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931, Hà Tĩnh đã sớm thành lập được Hội phụ nữ giải phóng. Ra đời trong phong trào đấu tranh, đắm mình vào phong trào cách mạng, được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, chị em đã sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, hội phụ nữ đã thực sự trở thành một đoàn thể quần chúng cách mạng quan trọng. Chính sự ra đời và hoạt động của Hội phụ nữ giải phóng ở Hà Tĩnh đã để lại cho Đảng ta nhiều bài học kinh nghiệm về công tác hội phụ nữ sau này. Những bài học đó mãi mãi vô giá ngay cả trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.

Phát huy truyền thống phụ nữ trên quê hương Xô viết anh hùng, phụ nữ Hà Tĩnh hiện nay đang đồng hành cũng Đảng bộ và Nhân dân chung sức đồng lòng xây dựng quê hương giàu đẹp. Trong những năm qua, Hội phụ nữ đã tổ chức các hoạt động giúp hội viên, phụ nữ và người dân trong độ tuổi lao động có điều kiện tiếp cận với khoa học kỹ thuật, nâng cao năng lực trong sản xuất, kinh doanh. Các cấp hội đã trực tiếp tuyên truyền, vận động, hỗ trợ thành lập được 27 tổ hợp tác; 03 hợp tác xã; 270 mô hình kinh tế dự kiến cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm; hỗ trợ pháp lý xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ cho 27 mô hình phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp. Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp tiếp tục tăng cường các giải pháp để hỗ trợ phụ nữ tiếp cận được các nguồn vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh thông qua hoạt động ủy thác với ngân hàng chính sách xã hội, tín chấp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ Phát triển phụ nữ với tổng dư nợ đạt trên 4.173 tỷ đồng, cho 76.529 thành viên vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội 1.606 tỷ đồng/36.827 thành viên; Tham gia Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo - kết nối thành công” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức: có 10 ý tưởng tham gia cuộc thi, trong đó có 03 ý tưởng lọt qua vòng sơ khảo; hỗ trợ hiện thực hóa 70 ý tưởng khởi nghiệp, trong đó có một số ý tưởng tiêu biểu, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thu nhập cao; hỗ trợ xây dựng 18 sản phẩm OCOP (10 sản phẩm đạt 3 sao và 1 sản phẩm đạt 4 sao); 11 Tổ hợp tác trồng cam, trồng rau theo tiêu chuẩn VietGap; 02 Tổ hợp tác kinh doanh hàng nông sản sạch tại Vũ Quang và Nghi Xuân…

Vận động, hỗ trợ xây dựng 374 vườn mẫu, phối hợp hỗ trợ, giúp đỡ chỉnh trang 615 khu dân cư mẫu; làm mới 32.764m, nạo vét 300.375m kênh mương nội đồng; làm mới 72.920m, nạo vét 243.142m mương rãnh thoát nước; giải tỏa 175.142m hành lang giao thông; đóng góp xây dựng171.128m đường giao thông nông thôn; trồng 304.997m hàng rào xanh, làm 116.982m đường hoa, trồng 35.057 cây xanh tại

các công trình công cộng và trục đường chính, ươm 595.942 cây giống; huy động ngày công giúp chỉnh trang 17.959 nhà ở, khu dân cư, cải tạo 8.877 vườn tạp, di dời, tu sửa, xây mới 2.650 công trình phụ trợ đảm bảo vệ sinh môi trường; duy trì, phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ, nhóm giúp nhau thực hiện các tiêu chí 5 không, 3 sạch. Tổng số hộ đạt gia đình 5 không 3 sạch đến năm 2020 là 237.981 hộ. Tổ chức 286 hoạt động thiết thực thu hút 72.328 phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tập trung tuyên truyền, vận động phòng, chống rác thải nhựa, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên và nhân dân hưởng ứng tích cực chiến dịch “Nói không với sản phẩm nhựa dùng 1 lần”, “Phụ nữ tích cực tham gia giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon”; “Phụ nữ chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp, bền vững”; Lễ phát động “Chống rác thải nhựa và hạn chế túi ni lông”; 100% cơ sở Hội tổ chức duy trì hiệu quả các mô hình tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường. Đây chính là thành quả thực sự nổi bật, là cơ sở, tiền đề quan trọng để thực hiện đạt mục tiêu chương trình nông thôn mới Hà Tĩnh trong giai đoạn tiếp theo (2021 - 2025) và phấn đấu để năm 2025 tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới.

Kế thừa, phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Hà Tĩnh trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, phụ nữ Hà Tĩnh sẽ ngày càng có nhiều đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Đ.T.A

______________

Một phần của tài liệu so-11-thang-102021-tttt-web (Trang 33 - 35)