CUỘC CHIẾN CHỐNG TIN GIẢ HIỆN NAY TỪ NHẬN THỨC ĐẾN HÀNH ĐỘNG

Một phần của tài liệu so-11-thang-102021-tttt-web (Trang 43 - 44)

- TỪ NHẬN THỨC ĐẾN HÀNH ĐỘNG - TỪ NHẬN THỨC ĐẾN HÀNH ĐỘNG

THIÊN NHẪN

bịa đặt được dựng lên của một số chủ tài khoản liên quan đến việc kêu gọi tài trợ để trục lợi.

Tháng 01/2021, khi tình hình dịch Covid-19 ở Hà Nội xuất hiện các ca nhiễm trở lại, trên mạng xã hội xuất hiện và lan truyền đoạn thông báo về thời gian phong tỏa Hà Nội, yêu cầu mọi người về quê ăn tết. Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) đã kiểm tra và khẳng định đây là thông tin giả, được lấy từ một đoạn “chat” không rõ ràng của người dùng có tên là “Thụy”. Thực tế đến ngày hôm sau, chỉ có tòa nhà T6 ở Times City tạm thời bị phong tỏa do phát hiện có cư dân dương tính với Covid-19 sinh sống ở tòa nhà, chứ hoàn toàn không hề có lệnh phong tỏa Hà Nội như thông tin đã lan truyền trước đó.

Ngày 08/6/2021, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với phòng An ninh Chính trị nội bộ - Công an Hà Tĩnh đã triệu tập làm việc 02 đối tượng trú tại huyện Đức Thọ và huyện Hương Khê về hành vi đăng tải thông tin sai sự thật. Trước đó ngày 06/6, sau khi Thành phố Hà Tĩnh phát hiện 02 ca nhiễm Covid-19 ở thôn Đoài Thịnh, xã Thạch Trung, hai đối tượng đã đăng trên mạng xã hội nội dung thông tin sai về số ca nhiễm trên địa bàn một xã ở Thạch Hà khiến nhiều người lo lắng. Dù không biết rõ nguồn gốc, tính xác thực song các cá nhân vẫn chia sẻ thông tin, thậm chí chia sẻ vì mục đích tăng tương tác để câu like, bán hàng…

Ngoài ra, cơ quan chức năng còn phát hiện nhiều tổ chức, cá nhân thông qua các chiêu trò như quảng cáo các loại thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng, chất lượng hàng hóa, giới thiệu các phương pháp trị liệu liên quan đến sức khỏe không đúng sự thật hoặc chưa được nghiên cứu, công bố vì mục đích kinh doanh, lợi nhuận. Các đối tượng đã dựng lên các clip, đoạn quảng cáo cắt ghép, lồng giọng hay giả danh các giao diện của kênh truyền hình quốc gia, mượn hình ảnh các bác sĩ nổi tiếng và cho họ là tác giả của sản phẩm một cách tinh vi để quảng bá sản phẩm thuốc đông y gia truyền. Nhiều tổ chức sẵn sàng chi tiền “khủng” để thuê một số nghệ sĩ, người được công chúng yêu thích để quảng cáo sai lệch hoàn toàn, thổi phồng về công dụng, chất lượng của sản phẩm hòng thu hút đông đảo khách hàng sử dụng sản phẩm.

Một phần của tài liệu so-11-thang-102021-tttt-web (Trang 43 - 44)