Con người hôm nay là một giai đoạn cuối cùng của một quá trình tiến hoá lâu dài từ tỷ tỷ năm trước bắt đầu là thảo mộc, rồi tới côn trùng, động vật và con người dễ bị thương tích, bệnh hoạn và chết đi. Đời sống thảo mộc thảnh thơi chấp nhận định luật tự nhiên: hoa nở rồi tàn, lá rơi để trổ mầm sống mới, hàng cây tiếp nối những hàng cây. Đời sống động vật cũng vậy được sinh ra. Sống một thời gian rồi chết, không biết luyến tiếc, thắc mắc hay phàn nàn ỉ ôi. Tuy vậy, có một khác biệt lớn lao: Sự sống chết của động vật hay thảo mộc rất bình thường, những sự sống chết của con người là một thảm kịch đau khổ. Trải qua nhiều giai đoạn tiến hoá, con người vẫn phải chịu thừa hưởng những bất toàn di truyền của tiền nhân. Động vật cũng nhiễm bệnh, cũng chết vì bệnh, cũng có thể truyền bệnh cho nhau nếu không đủ kháng thể để
sống còn, nó sẽ tuyệt giống. Chẳng thành vấn đề. Nhưng cuộc đời con người vô cùng quan trọng, chúng ta sẽ can đảm kháng cử với mọi bệnh tật để duy trì sự sống. Bởi vậy, với yếu tố di truyền, cha mẹ có thể đẻ lại những mầm bệnh, những tật nguyền, những khiếm khuyết cho con cháu.
Một em bé chào đời với một trái tim nhỏ hơn bình thường, khuyết tật xuất hiện theo di truyền từ cha mẹ. Nếu em chết ngay sau khi được sinh ra, thì cha mẹ em rất buồn, nhưng sẽ khuây khoả dần dần với thời gian. Nhưng nếu nhờ những tiến bộ nhiệm mầu của y khoa, em được cứu sống, được lớn lên như mọi người, trở thành bác sỹ, nhạc sỹ, hay thi sỹ. Rồi lập gia đình, yêu vợ yêu con, mọi người đều quý mến. Bỗng nhiên đến 30 tuổi tròn chững bệnh tái phát trầm trọng, anh vĩnh viễn nhắm mắt. Thảm kịch này lớn gấp triệu lần cho vợ con và những người thân yêu của anh. Biết đâu bố mẹ anh không nghĩ: “Giá con chết từ hồi nhoe thì đỡ hơn nhiều!”.
Thật ra, nếu các bác sỹ và y tá không tận tình cứu chữa những trẻ nhỏ mang khuyết tật bẩm sinh; nếu luật pháp chỉ cho phép những đôi hôn phối khoẻ mạnh lập gia đình với nhau để tránh né những mầm bệnh di truyền. Thì nhân loại có thể tránh được nhiều thảm kịch. Nhưng con người không phải là động vật máu lạnh, con người có lương tâm, luân lý, đạo đức. Và như vậy, chúng ta sẵn lòng chấp nhận tất cả: người khoẻ mạnh cũng như đau yếu: lá lành đùm lá rách.
Nói cho cùng thì tôi không thể hiểu tại sao nhiều bệnh nhân tội nghiệp trên thế giới đang mắc phải những chứng bệnh ngặt nghèo chờ chết, nhưng tôi tin rằng Thiên Chúa không hề gửi đến bệnh tật cho con người. Ngài cũng không thể giơ tay làm phép lạ thường xuyên để cứu sống họ. Khi ông Gióp, trong lúc đau khổ, đã tra hỏi lòng nhân từ và sự công minh chính trực của Thiên Chúa, ông không cần những
câu đáp trả triết lý thần học của những người bạn, ông cần được cảm thông, chia sẽ thương yêu và những xác quyết minh định sự lương thiện tốt lành của ông. Cũng như vậy, tôi tin chắc rằng Thiên Chúa sẽ ban sức mạnh và sự can đảm cho những người, không phải bởi vì lỗi lầm của họ đang chịu nhiều đau khổ trong nỗi sợ hại đón chờ ‘thần’ chết.