Những lời khuyên có thể phản tác dụng

Một phần của tài liệu TaiSaoNgaiImLang (Trang 77 - 78)

Khi ông Gióp vừa thấy mặt bạn, ông oà khóc kêu lên: “Tại sao Thiên Chúa lại để tôi khổ như thế này?”. Bạn ông lầm tưởng rằng ông hỏi họ, nên đã dông dài cắt nghĩa cho ông hiểu sự quan phòng của Thiên Chúa. Thật ra, câu hỏi của ông Gióp không phải là một thắc mắc Thần học, nó chỉ là một lời than thở thảm thương. Ông Gióp không cần các bạn giải thích giáo lý, ông chỉ cần họ cảm thông, chia sẻ những đớn đau với ông. Ông muốn họ đồng ý rằng ông là một người lương thiện, và những gì đã xãy đến cho ông là một sự bất công thê thảm. Bạn bè không hiểu ý, họ cứ lên tiếng bênh vực cho Thiên Chúa, và vô tình khẳng định rằng chắc tại vì ông đã làm một tội ác nào đó kinh khủng lắm, nên Thiên Chúa công bình mới trừng phạt ông nặng nề như vậy. Các bạn ông không nằm trong hoàn cảnh của ông, nên họ không thể hiểu được tầm tác hại của những lời khuyên răn vô ý thức, họ còn cấm ông không được khóc lóc, phàn nàn, vì biết đâu Chúa nộ khí xung thiên, như một người Cha đánh con lại thấy cứ khóc, nổi nóng đánh thêm cho nó chừa.

Khi một người đang chới với ngụp lặn trong đau khổ, họ rất cần được sự cảm thông chia sẻ. Tuy vậy, chúng ta cũng nên cẩn thận trong những lời an ủi, vì nó có thể phản tác dụng: “Thôi chị ạ! Mất đứa này có đứa khác, còn trẻ mà!” (lời khuyên cho một bà mẹ vừa sẫy thai, rất tiếc bà đã sẩy thai lần thứ năm); “Anh đừng khóc nữa, đàn ông con trai gì mà yếu quá! Người ta cười cho!” (lời nhắc nhở cho một người bạn bị vợ bỏ); “Chúa thử thách mà, bà cứ rên la như vậy thì còn gì là công nghiệp nữa!” (lời chồng gắt vợ, khi

con gái mang bầu lúc chưa làm đám cưới); “Cũng còn may cháu bé chỉ bị gãy một tay một chân, tưởng nó chết rồi chứ!” (lời an ủi cho một bà mẹ có con ngã từ lầu hai); “Mình đâu có quyền xét đoán Thiên Chúa như vậy? Chúa phạt chết! Ngài thương chị lắm mới chọn chị để trao thánh gía đau khôe, chị phải vui mới đúng!” (May quá! Chúa thương tôi ít hơn nên Ngài để tôi yên!); “Cũng không đến nỗi nào đâu! Thím có sáu đứa mới chết có hai, còn tới bốn đứa. Người ta muốn có một đứa thôi mà chờ hoài cũng chẳng thấy tin vui!” (lời vỗ về cho một goá phụ có con chết bệnh ung thư). “Gia đình anh chị giàu có sung sướng, quá rồi, cũng nên chia sẽ đau khổ với người khác chứ!” (lời chia buồn cho một gia đình mất trộm). Tận cùng sâu thẳm của tâm hồn, câu nói độc địa và dã man nhất dành cho nạn nhân chính là: “Đáng đời lắm! Ai bảo thằng đó cà chớn quá làm chi! Vợ con nó có chết cũng là đáng kiếp. Ông trời thiệt có mắt.” (lời mỉa mai dành đặc biệt cho người bị cháy nhà chết cả vợ cả con.)

Ông Gióp, hay những nạn nhân đau khổ, thật ra, chưa chắc cần những lời khuyên răn dạy boả, dù là những lời răn dạy tốt. Họ chỉ cần sự cảm thông chia sẻ của mọi người, những người sẵn sàng chịu đựng những tiếng khóc, tiếng gào thét cay đắng, ỉ ôi, than van nức nở. Họ cần bạn bè chịu khó ngồi yên đó lắng nghe để họ có dịp tuôn ra tất cả những sự tức giận, những gắng sức kiềm giữ xúc động bấy lâu nay bỗng ập tới như ngọn sóng thần đập vỡ con tàu nhỏ bé trên đại dương muộn phiền.

Một phần của tài liệu TaiSaoNgaiImLang (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)