Tôi cũng không hiểu tại sao định mệnh con người lại gắn liền với sự chết. Nhưng chúng ta hãy tự tưởng tượng xem hình ảnh của một thế giới sẽ như thế nào, nếu trong đó mọi người đều bất tử.
Homer, tác giả truyện Odyssey kể lại rằng cô công chúa thuỷ chung, Calypos, bất tử vì là con của Thượng Đế. Một hôm, đang tung tăng bơi lội, cô gặp anh Ulysses, một thanh niên chài lưới tầm thường và đem lòng và đem lòng yêu thương. Theo dõi câu truyện, chúng ta sẽ thấy cô công chúa ganh tức với chàng thanh niên chài lưới, bởi vì anh
được chết, bởi vì anh không sống tới muôn đời, cho nên đời sống của anh tràn đầy ý nghĩa, anh biết đời mình chỉ có giới hạn, nên mỗi quyết định, mỗi hành động anh đều suy nghĩ chín chắn, cẩn thận, anh quí trọng từng giây phút trong đời, anh ra sức phục vụ cho mọi người trong làng và chia sẻ những tình cảm bệnh tật khó nghèo của bạn bè anh em. Hạnh phúc của anh, là nụ cười sau cùng trước khi nhắm mắt lìa đời.
Swift, tác giả ‘Cuộc hành trình của Gulliver’ đã viết một truyện ngắn giả tưởng như sau: Cứ mỗi một thế hệ con người vừa xuất hiện, sẽ có một em bé chào đời với một chấm đỏ giữa trán, biểu tưởng của sự bất tử, em sẽ không thể chết được dù có gặp bất cứ tai nạn nguy hiểm tới đâu chăng nữa. Gullier tưởng rằng những đứa trẻ này sẽ là những người may
chi phối bởi định luật phải chết của tự nhiên. Nhưng khi Gullier gặp đám người bất tử này, anh mới khám phá ra rằng họ là những người đau khổ nhất và đáng tội nghiệp nhất. Họ cũng lớn lên, cũng già đi và yếu ớt lụm khụm. Những bạn hữu và người thân đồng trang lứa đều đã chết. Tới 80 tuổi, họ phải chia toàn bộ gia tài cho con cháu, nếu không con cháu chẳng bao giờ được hưởng gia tài của ông bà bất tử. Họ cũng nhuốm bệnh, răng yếu, tai điếc, mắt mờ, họ sống cô đơn lủi thủi trong đau khổ bất tử, muốn chết cũng không chết được!
Người bất tử ganh tức với người có thể chết, người bất tử đáng tội nghiệp vì họ không thể chết. Ý tưởng ‘một ngày nào đó tôi sẽ phải nằm xuống vĩnh viễn’ có thể làm chúng ta sợ hãi và đau khổ, nhưng nếu ‘không chết được’ biết đâu còn khổ hơn nữa! Thực tế đã chứng minh, rất nhiều người muốn chết để được thoát khỏi cái cõi ‘đời là bể khổ’ này.
Nếu mọi người đều được trường sinh bất tử, chẳng bao lâu thế giới sẽ phải đối phó với nạn nhân mãn, hoặc vợ chồng chẳng giám sinh con. Đời sống sẽ tẻ nhạt, nhàm chán vì chẳng có gì mới lạ. Bằng ấy khuôn mặt gặp nhau hằng ngày, già nua, cằn cỗi. Chẳng phải chết nên chẳng phải làm việc, ăn không ngồi rồi, thế giới bấy giờ sẽ kêu gào Thượng Đế đòi được quyền chết.
Chết là điều kiện cần thiết của đời sống. Bất cứ mọi cuộc viễn du nào cũng cần một lần trở về nghỉ ngơi. Tuy vậy, không phải cái chết nào cũng đơn giản, tốt đẹp như nhau, và dù biết rằng sự chết là một định luật tất nhiên, nhưng khi phải đối diện với những cái chết của người thân yêu, chúng ta đều đau khổ. Không ai cắt nghĩa hay giải thích được trọn vẹn sự sống và sự chết. Không ai kiểm soát được hay kéo dài thêm tuổi thọ khi ngày phải đến sẽ đến. Bởi vậy, tôi tự nhủ, đừng mất công hỏi Chúa tai sao bố tôi, em tôi phải chết, nhưng hãy hỏi Ngài rằng: ‘Con phải làm gì khi bố con, em con đã chết?’
Con tiếp tục ngồi đó để thương tiếc, khóc lóc vật vã khi người thân qua đời, hay con mạnh dạn đứng dậy, chấp nhận thân phận làm người giới hạn của mình, để tiếp tục sống, tiếp tục yêu thương cuộc đời, dù đời nhiều khi, rất mỏng manh? Chắc chắn, con có quyền lựa chọn đời sống của riêng con.