III. CHIẾN LƯỢC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM
b. Về xã hộ
1.2 Bối cảnh quốc tế
Bước sangthế kỷ 21 trên thế giới đang tiếp tục diễn ra cuộc cách mạng khoa học–công nghệ, sự chuyển biến từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Sự ra đời của các công nghệ cao đã giúp các nước phát triển tái công nghiệp hoá, và giúp các nước đang phát triển rút ngắn con đường công nghiệp hoá, làm thay đổi cơ cấu công nghiệp nhiều nước. Thế giới bước sang kỷ nguyên của xã hội thông tin. Cách mạng thông tin đã thúc đẩy sự ra đời của nền kinh tế tri thức. Trong bối cảnh đó, nguồn nhân lực có chất lượng cao về trí tuệ và kỹ năng đã trở thành lợi thế quyết định đối với mỗi quốc gia. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lựcđặc biệt trong giáo dục đại học nhằm đáp ứng những đòi hỏi mới này trở thành quốc sách hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Giáo dục và đào tạo cung cấp nguồn nhân lực và nhân tài cho sự phát triển khoa học và công nghệ,
cho sự hình thành và phát triển của xã hội thông tin và tạo nguồn trí lực cho nền kinh tế tri thức và sự phát triển khoa học-công nghệ cũng tạo ra phương tiện mới giúp cho quá trình giáo dục hiệu quả hơn. Trong hợp tác và cạnh tranh kinh tế, thương mại và khoa học-công nghệ, thì giáo dục trở nên bí quyết thành công của các quốc gia.
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan, vừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh của các nước để bảo vệ lợi ích quốc gia. Xu thế toàn cầu hoá làm nảy sinh sự hội nhập của các nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới, sự ra đời các tổ chức kinh tế quốc tế.
Nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin tạo điều kiện cho sự phát triển văn hoá, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Mạng viễn thông và Internet tạo thuận lợi cho giao lưu và hội nhập văn hoá giữa các quốc gia, hình thành những cộng đồng văn hoá. Trong bối cảnh đó đòi hỏi các dân tộc phải có chiến lược để bảo tồn các nền văn hoá yếu trước nguy cơ đồng hoá của các nền văn hoá mạnh.
Hội nhập văn hoá là là một xu hướng tất yếu, buộc các quốc gia phải giải quyết mối quan hệ giữa bản sắc dân tộc và sự hội nhập văn hoá, bảo tồn và phục hồi những đặc trưng văn hoá dân tộc và đồng thời tiếp nhận có chọn lọc nền văn hoá của các quốc gia khác. Hệ thống giáo dục có vai trò bảo tồn nền văn hoá dân tộc tạo cơ sở để giao lưu, hợp tác và duy trì an ninh.
Sự phát triển khoa học và công nghệ đã làm thay đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế, cơ cấu ngành nghề của nhân lực lao động trong xã hội, đòi hỏi giáo dục và đào tạo điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ đào tạo sao cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế. Việc thay đổi cơ cấu ngành nghề và trình độ của nhân lực lao động trong xã hội nẩy sinh nhu cầu lớn của người lao động được bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề nghiệp và đào tạo lại để chuyển đổi vị trí làm việc cũng như nghề nghiệp.
Bối cảnh trên đã tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục. Nhà trường từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội và gắn với xã hội, gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học – công nghệ và ứng dụng; đầu tư cho giáo dục từ chỗ đựơc xem là phúc lợi xã hội nay được xem như đầu tư cho phát triển.
Vì vậy, các quốc gia đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục và đã tiến hành đổi mới giáo dục, để đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn, trực tiếp hơn những nhu cầu của sự phát triển đất nước.