IV. QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 4.1 Một số khái niệm cơ bản
4.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục
Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam năm 1992 đã xác định rõ: " Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu" - (Điều 35.) và " Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng " (Điều 36)
Quản lý nhà nước về giáo dục tập trung vào các nhiệm vụ chính sau: 1) Quản lý mục tiêu, xây dựng chiến lợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục, 2) Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách phát triển giáo dục, 3) Sử dụng nguồn ngân sách nhà nớc nh là công cụ để thu hút, cân đối các nguồn lực và điều chỉnh nhịp độ phát triển giáo dục, bảo đảm công bằng xã hội, 4) Huy động và sử dụng các nguồn lực, tổ chức phát huy và phối hợp các lực l- ợng tham gia phát triển giáo dục 5) Thực hiện hớng dẫn, kiểm tra, thanh tra và đánh giá giáo dục
Theo điều 14 của Luật Giáo dục (2005) về Quản lý nhà nước về giáo dục thì: "Nhà nứơc thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục ".
Luật Giáo dục 2005 tại Điều 99 cũng đã chi tiết hoá nội dung quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lợc, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trờng; ban hành quy định về tổ chức hoạt động của các cơ sở giáo dục khác.
3. Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học, việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giấo khoa, giáo trình, quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ
4. Tổ chức quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục
5. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục 6. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục
7. Tổ chức chỉ đạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
8. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục.
9. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ trong ngành giáo dục
11. Quy định việc tặng các danh hiệu vinh dự cho những người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục.
12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi phạm pháp luật về giáo dục.
Hiện tại, việc quản lý hệ thống giáo dục đại học đã được thiết lập như sau: 1. Hai đại học Quốc gia (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) trực thuộc Chính phủ quản lý (Thủ tướng). Các đại học này có tính độc lập và tự chủ cao. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm quản lý nhà nước tất cả các trường đại học và quản lý trực tiếp một số cơ sở đào tạo đại học. Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp ngân sách và quyết định trực tiếp đến nhân sự và chức năng, nhiệm vụ của các trường này.
3. Những Bộ khác (có mối liên hệ đặc biệt như là Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính ,…) thực hiện công tác quản lý GD&ĐT theo thẩm quyền
4. Chính quyền các Tỉnh/ Thành phố quản lý các cơ sở đào tạo cao đẳng/đại học địa phương trên địa bàn.
Hình 12. Sơ đồ quản lý nhà nước của hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam