- Đào tạo ĐH và SĐ Hở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước:
3.3.2. Mục tiêu: a/ Mục tiêu chung:
a/ Mục tiêu chung:
Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Đến năm 2020, giáo dục đại học Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao, thích nghi với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
b/ Các mục tiêu cụ thể :
- Hoàn chỉnh mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học trên phạm vi toàn quốc, có sự phân tầng, đảm bảo cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền, phù hợp với chủ trương xã hội hoá giáo dục và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của cả nước và các địa phương.
- Hiện đại hoá hệ thống giáo dục đại học. Đổi mới mục tiêu, quy trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương thức đánh giá kết quả học tập
- Phát triển các chương trình giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp- ứng dụng.Bảo đảm liên thông giữa các chương trình trong toàn hệ thống.
- Xây dựng và hoàn thiện các giải pháp bảo đảm chất lượng và hệ thống kiểm định giáo dục đại học.
- Đổi mới tư duy và cơ chế quản lý giáo dục đại học. Phân biệt rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và việc bảo đảm quyền tự chủ, tăng cường tính trách nhiệm xã hội, tính minh bạch của các cơ sở giáo dục đại học
Mở rộng quy mô tuyển sinh giáo dục đại học, đặc biệt là giáo dục cao đẳng để đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ cao của các ngành kinh tế- xã hội và nhu cầu học tập, nâng cao trình độ học vấn của các từng lớp nhân dân. Phát triển các trường cao đẳng cộng đồng và xây dựng mô hình đại học ngắn hạn để tạo cơ hội cho nhiều người học đại học, cao đẳng. Tập trung xây dựng một số trường đại học, trường nghề có chất lượng, một số ngành mũi nhọn đạt trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực.
Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Nâng cao năng lực cạnh tranh; xây dựng một hệ thống liên thông phù hợp với cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền của
nhân lực và năng lực của các cơ sở đào tạo; Mở rộng giáo dục sau trung học ; Tăng cường năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, năng lực tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác;
Chỉ tiêu định lượng: Tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân đạt 200 vào năm 2010; 300SV vào 2015 và 450 SV vào năm 2020.Trong đó tỷ lệ sinh viên trên số dân trong độ tuổi (18-24) là 25% vào năm 2015; 40% vào năm 2020. Tỷ lệ sinh viên ngoài công lập đến năm 2010 lên khoảng 30%; 40% vào năm 2020. Quy mô đào tạo thạc sĩ đạt 38.000 người, nghiên cứu sinh đạt 15.000 người vào năm 2010; tỷ lệ sinh viên/giảng viên đạt khoảng 20, trong đó 10 - 15 đối với các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, 20 - 25 đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, các ngành kinh tế, mặt khác; Năm 2010 có 100% trường đại học,cao đẳng được nối mạng Internet. Xây dựng hệ thống thư viện điện tử kết nối giữa các trường đại học trong từng vùng; Phát triển phương thức đào tạo từ xa ở các trường đại học, cao đẳng. Phấn đấu đến năm 2010 có ít nhất 20% sinh viên học tập theo phương thức gíáo dục từ xa
Từ năm 2006 đến 2010, mỗi năm tuyển 400 chỉ tiêu đào tạo cán bộ
khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước,
trong đó 50% chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ, 25% chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ, 15% chỉ tiêu đào tạo kỹ sư, cử nhân và 10% chỉ tiêu cử đi thực tập khoa học.
Đến 2020 có ít nhất 5 trường đại học Việt nam được xếp hạng trong số 1000 đại học hàng đầu của khu vực ASEAN và 2 trường đại học Việt Nam được xếp hạng trong số 200 đại học hàng đầu thế giới. Triển khai các chương trình đào tạo tiên tiến quốc tế. Đến năm 2010 có ít nhất 50 chương trình và đến 2020 có ít nhất 150 chương trình quốc tế với sự tham gia của các giáo sư quốc tế giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Anh. Thực hiện chương trình đào tạo theo phương thức tín ở 100% các trường đại học vào năm 2010.
Về giảng viên đại học: Tăng tỷ lệ giảng viên đại học có trình độ thạc sĩ lên 40% và trình độ tiến sỹ lên 25% vào năm 2010.55% và 30% vào năm 2015; 65% và 40% vào năm 2020. Chú trọng đào tạo giảng viên nữ có trình độ cao; giảng viên được tạo điều kiện để tiếp cận với tri thức và các thành tựu khoa học, công nghệ mới của thế giới, được ưu tiên gửi đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước.
Thực hiện chương trình đào tạo 20.000 tiến sĩ từ 2008 đến 2020 cho các cơ sở giáo dục đại học trong đó có khoảng 50% tiến sĩ được đào tạo tại các đại học có uy tín ở nước ngoài.
Nghị quyết 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 cũng nêu các nhiệm vụ và giải pháp cơ bản sau:
a. Đổi mới cơ cấu đào tạo và hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục đại học b. Đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình đào tạo
c. Đổi mới công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng giảng viên, cán bộ quản lý
d. Đổi mới tổ chức triển khai các hoạt động khoa học công nghệ c. Đổi mới việc huy động các nguồn lực và cơ chế tài chính e. Đổi mới cơ chế quản lý
g. Hội nhập quốc tế