Vấn đề động cơ học tập của sinh viên

Một phần của tài liệu Tâm lý dạy học đại học Tâm lý giáo dục (Trang 37 - 41)

c. Về mặt xã hội, trong thời kỳ chuyển tiếp, con người ngày càng hiểu biết về môi trường xã hội rộng lớn hơn nhiều ngôi nhà nơi anh ta sống, hàng xóm láng giềng, ngôi trường nơ

2.3.Vấn đề động cơ học tập của sinh viên

Để nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên, trước hết hãy tìm hiểu sơ bộ vấn đề động cơ nói chung. Một trong những thuyết khá phổ biến về động cơ là thuyết thoả mãn của Abrham Maslow, ông đề xuất một thứ bậc các nhu cầu từ thấp đến cao bao gồm: (i) Nhu cầu sinh học hay nhu cầu cơ bản; (ii) Nhu cầu về sự an toàn; (iii) Nhu cầu về sự thừa nhận và quý mến; (iv) Nhu cầu được tôn trọng; (v) Nhu cầu tự thể hiện; Nhu cầu có mối quan hệ mật thiết với động cơ theo lược đồ sau:

Nhu cầu---THúc đẩy---Hành động---thoả mãn---nhu cầu---

Khi phát triển lý luận về động cơ áp dụng vào quá trình sư phạm, Klausmeier nêu lên các nguyên tắc về động cơ học tập của học sinh - sinh viên. Theo ông, có thể chia học sinh- sinh viên thành 2 nhóm. Một nhóm bao gồm những em đến trường với mong muốn được học tập tất cả mọi điều mà nhà trường và thầy cô giáo muốn dạy. Đối với nhóm này, vấn đề động cơ học tập là tìm kiếm những hoạt động học tập thích hợp và đủ thoả mãn đối với các em. Nhóm khác, bao gồm các thanh thiếu niên không muốn học những gì mà

nhà trường và người thầy muốn dạy, hoặc không muốn học theo cái cách mà nhiệm vụ học tập đặt ra. Các nguyên tắc do Klausmeier trình bày dưới đây, chủ yếu dành cho nhóm này, nhưng cũng có ích đối với nhóm thứ nhất:

- Tập trung sự chú ý của người học vào kết quả học tập đáng mong muốn. - Tận dụng tính tò mò, sự ham hiểu biết và khuyến khích chúng phát triển. - Tận dụng những hứng thú đang có và phát triển những hứng thú khác.

- Ban phát những tưởng thưởng cụ thể hoặc tượng trưng trong trường hợp cần thiết. - Hình thành các nhiệm vụ học tập thích hợp với khả năng của người học.

- Giúp người học đặt ra các mục tiêu hiện thực

- Giúp người học đạt được những tiến bộ và biết tự đánh giá những bước tiến của mình nhằm đạt tới mục tiêu.

- Cần nhận thức rõ ràng sự căng thẳng quá mức sẽ dẫn đến rối loạn và không hiệu quả.

Dựa vào mục đích học tập, các nhà tâm lý chia thành 5 loại động cơ chủ yếu:

- Động cơ xã hội thể hiện ở ý thức về các nhu cầu, các lợi ích xã hội, về các chuẩn mực và mục đích xã hội.

- Động cơ nhận thức khoa học thể hiện ở thái độ đối với quá trình nhận thức, với nội dung của vấn đề được nghiên cứu.

- Động cơ nghề nghiệp.

- Động cơ tự khẳng định: ý thức về những năng lực của mình và mong muốn thể hiện chúng.

- Động cơ vụ lợi.

Những nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên cho thấy các nhóm động cơ trên có tác dụng thúc đẩy học tập của sinh viên không phải đồng đều mà có tình trạng thứ bậc các động cơ ưu thế, thứ bậc đó được sắp xếp như sau:

- Động cơ nhận thức khoa học xếp ở vị trí thứ nhất. - Động cơ nghề nghiệp ở vị trí thứ hai.

- Động cơ xã hội ở vị trí thứ ba.

- Động cơ tự khẳng định ở vị trí thứ tư. - Động cơ vụ lợi ở vị trí thứ năm.

Tuy nhiên, vị trí này không phải cố định, chúng biến đổi trong quá trình học tập của sinh viên, và thứ bậc này cũng rất khác nhau ở những sinh viên học giỏi và sinh viên học yếu.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên: nội dung bài học, phương pháp giảng giải, nhân cách người cán bộ giảng dạy, các mối quan hệ qua lại trong tập thể, trong nhóm sinh viên, các kết quả đã đạt được, không khí thi đua trong lớp...Việc hình thành động cơ học tập phụ thuộc vào một số điều kiện sau:

- Ý thức về mục đích gần và mục đích cuối cùng của hoạt động học tập. - Hiểu rõ ràng về ý nghĩa lý luận và thực tiễn của các tri thức được lĩnh hội. - Hình thức xúc cảm của các thông tin khoa học được trình bày.

- Sự mở rộng nội dung và cái mới của tài liệu. - Xu hướng nghề nghiệp của hoạt động học tập.

- Việc chọn ra những bài tập phù hợp tạo những mâu thuẫn về mặt nhận thức thông tin trong chính bản thân của cấu trúc hoạt động học tập.

- Từ đó duy trì được tính ham hiểu biết và không khí tâm lý nhận thức trong nhóm học tập.

Động cơ học tập đại học của thế hệ trẻ còn được xem xét về mặt kinh tế - xã hội

Nhu cầu của mỗi cá nhân về giáo dục đại học có hai chiều thẳng đứng và nằm ngang. Chiều thẳng đứng biểu thị trình độ học vấn và công việc có thể giành được nhờ học vấn. Chiều nằm ngang biểu thị loại hình giáo dục. Cả hai chiều này đều có tầm quan trọng đối với quốc gia cũng như đối với mỗi công dân. Vì sao thế hệ trẻ lại tiếp tục muốn học lên sau khi đã có bằng phổ thông trung học? Họ đã xem xét đến những nhân tố nào để quyết định như vậy? Các nhân tố kinh tế và các nhân tố phi kinh tế ảnh hưởng đến mức nào tới việc lựa chọn theo đuổi học lên đại học của thế hệ trẻ? Cũng những câu hỏi như vậy, sẽ được đặt ra đối với vấn đề lựa chọn ngành học ở bậc đại học (chiều nằm ngang). Tuy vậy, không nên quên rằng, những lựa chọn về giáo dục đại học như vậy chỉ là những quyết định giữa chừng trong suốt cả chặng đường đời và đường công danh dài dặc, và ở một mức độ nhất định, những lựa chọn đó phụ thuộc vào những quyết định chọn nghề nữa. Có 3 nhân tố cơ bản quy định việc theo đuổi đại học của thế hệ trẻ: (i) Cơ hội có

công việc và con đường công danh; (ii) Sự cung ứng học bổng và các trợ cấp; (iii) Học vì sự hứng thú, học để biết; (iv) Các nhân tố khác.

Dưới đây sẽ phân tích kỹ hơn về những nhân tố tác động nói trên: Cơ hội có công việc và đường công danh

Động cơ thăng tiến công danh nhờ việc theo đuổi bậc đại học có liên quan đến nhu cầu của cá nhân và nhu cầu nguồn nhân lực. Tuy vậy, ngay cả trong trường hợp xã hội có nhu cầu về nguồn nhân lực, thì cá nhân cũng có thể không lựa chọn việc theo đuổi bậc đại học. Điều đó có nghĩa là không tồn tại một mối quan hệ trực tiếp (có tính chất tuyến tính) giữa nhu cầu kinh tế về nhân lực với tay nghề cao và nhu cầu học đại học. Mặc dầu vậy, một hệ thống được xã hội thừa nhận rộng rãi với việc trả lương cao hơn đáng kể cho người có bằng đại học sẽ kích thích cá nhân theo đuổi bậc đại học.

Sự cung ứng học bổng và trợ cấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong nhiều quốc gia, học bổng có một vai trò quan trọng hấp dẫn thế hệ trẻ theo học đại học. Mức học bổng biến thiên tuỳ theo kết quả học tập của sinh viên. Sinh viên xuất sắc có thể được tăng học bổng cao hơn mức bình thường tới 25%. Tại các quốc gia đó, Nhà nước sử dụng học bổng như đòn bẩy khuyến khích thanh niên vào đại học. Cũng quan sát thấy hiện tượng rằng, khi mức học bổng không theo kịp giá sinh hoạt có thể làm nản chí nhiều thanh niên có tài gia nhập bậc đại học (điều diễn ra ở CHLB Đức vào cuối thập kỷ 70).

Học tập vị học tập

Hệ thống giáo dục đại học có mục tiêu “đối ngẫu”. Một mặt giáo dục đại học đáp ứng những nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước bằng việc cung ứng lao động, nguồn nhân lực cao cấp; mặt khác, giáo dục đại học giúp cá nhân phát triển nhân cách đến một trình độ được xã hội vị nể. ở các nước phát triển như Đức, Pháp từ cuối những năm 70 lại đây, quan niệm học để biết hay học vì sự hứng thú đã không còn chiếm địa vị quan trọng nữa trong hệ thống động cơ học tập của sinh viên, hay cũng không còn là nhân tố đáng kể thúc đẩy thế hệ trẻ vào đại học. Nhưng ở các nước đang phát triển, “học tập vị học tập” vẫn còn là nhân tố có ý nghĩa trong việc tạo ra nhu cầu học tập đại học. Thí dụ như ỏ Ai Cập, các sinh viên được phỏng vấn cho rằng “học để biết, học vì sự hứng thú” cũng tương đương với nhu cầu về công ăn việc làm và sự thăng tiến trong đường đời; còn ở ấn Độ,

21% sinh viên được hỏi ý kiến cho rằng “học tập vị học tập” là động cơ chính thúc đẩy họ vào đại học. Tại các quốc gia khi mối quan hệ giữa giáo dục đại học và nhu cầu nhân lực không có mối tương quan chặt, thì nhân tố “học tập vị học tập” có vai trò quan trọng trong việc tạo nên nhu cầu về giáo dục đại học.

Một phần của tài liệu Tâm lý dạy học đại học Tâm lý giáo dục (Trang 37 - 41)