Đặc điểm giao tiếp sư phạ mở trường đại học

Một phần của tài liệu Tâm lý dạy học đại học Tâm lý giáo dục (Trang 51 - 65)

- SV là những người trưởng thành: Trưởng thành về thể chất, trưởng thành về nhận thức, trưởng thành về tâm lí tóm lại họ là người lớn như chúng ta! Do đó họ phải được ứng

3.2.2.Đặc điểm giao tiếp sư phạ mở trường đại học

a. Đặc điểm của giao tiếp sư phạm

Hoạt động sư phạm là một loại hình giao tiếp chuyên biệt giữa một bên là nhà giáo dục và một bên là người được giáo dục. Sẽ không có hoạt động sư phạm nếu không có giao tiếp sư phạm.

Nội dung của giao tiếp sư phạm là quá trình trao đổi những thông tin (quá trình truyền thông tâm lý) khoa học, nghề nghiệp, là sự tác động có tính giáo dục giữa các nhân cách trong hoạt động cùng nhau của giảng viên và sinh viên. Có thể nói giao tiếp là phương tiện quan trọng để giải quyết các nhiệm vụ học tập, để bảo đảm tổ chức hệ thống những nguyên tắc quan hệ giữa giảng viên và sinh viên nhằm đạt hiệu quả giáo dục và giảng dạy. Giao tiếp cũng là quá trình và hình thành nhân cách của người chuyên gia tương lai.

Có thể định nghĩa: giao tiếp sư phạm là những nguyên tắc, những biện pháp và cách thức tác động lẫn nhau giữa nhà giáo dục với sinh viên mà nội dung của nó là trao đổi thông tin, chỉ định các tác động giáo dục -học tập, tổ chức mối quan hệ sư-đệ và cũng là sự “chuyển giao” nhân cách nhà giáo dục cho người học. Quá trình giao tiếp sư phạm được thực hiện bằng phương tiện ngôn ngữ.

b. Các giai đoạn giao tiếp sư phạm:

- Giai đoạn định hướng trước khi giao tiếp: trong giai đoạn này, nhà giáo dục mô hình hoá hoạt động giao tiếp với sinh viên khi chuẩn bị cho hoạt động giảng dạy sắp diễn ra.

- Giai đoạn mở đầu quá trình giao tiếp: nhà giáo dục tổ chức giao tiếp trực tiếp trên lớp với sinh viên ngay lúc đầu tiên tiếp xúc với họ.

- Giai đoạn điều khiển giao tiếp: là giai đoạn điều chỉnh, điều khiển và phát triển quá trình giao tiếp. Đây chính là giai đoạn người giảng viên tìm các biện pháp phù hợp trong hoạt động cùng nhau của giảng viên và sinh viên. Việc điều khiển quá trình sư phạm được phát triển bởi phương pháp giảng dạy phù hợp với các nguyên tắc giao tiếp. Cần lưu ý rằng, ngoài yêu cầu sư phạm còn có các yêu cầu tâm lý - xã hội đối với bài giảng, chúng được giải quyết bằng quá trình giao tiếp sư phạm.

- Giai đoạn kết thúc giao tiếp: Kết thúc sự giao tiếp và phân tích, đánh giá các giao tiếp đã thực hiện ở ba giai đoạn trước, đặc biệt cần đối chiếu với những dự kiến ở giai đoạn thứ nhất, trên cơ sở đó chuẩn bị cho chu kỳ hoạt động giao tiếp tiếp sau.

c. Một số đặc điểm giao tiếp sư phạm ở trường đại học

Giao tiếp sư phạm ở đại học có đặc trưng quan trọng là tính “tiền-đồng nghiệp” giữa giảng viên và sinh viên-những chuyên gia tương lai; làm giảm sự ngăn cách giữa giảng viên và sinh viên. Do đó để giao tiếp sư phạm ở đại học đạt hiệu quả cao, cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

- Phải kết hợp giữa yếu tố “cho điểm” với yếu tố cộng tác trong quá trình giáo dục. - Hình thành tình cảm nghề nghiệp giữa giảng viên và sinh viên.

- Chú ý đến sự phát triển tự ý thức của sinh viên; tránh những tác động độc đoán, áp đặt trong giảng dạy-giáo dục.

- Chú ý tạo hứng thú nghề nghiệp cho sinh viên, tăng cường thực hiện giao tiếp sư phạm thông qua hệ thống các hoạt động giáo dục cụ thể. Tạo khả năng nâng cao tính tích cực xã hội. Tạo điều kiện để giảng viên và sinh viên có thể giao tiếp ngoài khuôn viên giảng đường, phòng thí nghiệm,..., cùng sinh hoạt văn hoá nghệ thuật: camping, picnic.

- Tích cực đưa sinh viên vào các hoạt động nghiên cứu khoa học và tạo điều kiện để họ cùng làm việc với giảng viên trong nhiên cứu khoa học.

d. Phong cách giao tiếp sư phạm

Phong cách giao tiếp sư phạm là toàn bộ hệ thống những phương pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ứng, hành động tương đối ổn định và bền vững của nhà giáo dục trong quá trình tiếp xúc với người được giáo dục để thực hiện nhiệm vụ truyền đạt tri thức - kỹ năng - kỹ xảo - nghề nghiệp và phát triển nhân cách toàn diện của người được giáo dục.

Để đạt hiệu quả giao tiếp sư phạm, cần chú ý đến các nguyên tắc: (i) tôn trọng nhân cách của đối tượng giao tiếp; (ii) Thiện ý trong giao tiếp; (iii) Vô tư, công bằng đối với các đối tượng giao tiếp; (iv) Đồng cảm với đối tượng giao tiếp.

Có ba kiểu phong cách giao tiếp sư phạm thường thấy: (a) Phong cách độc đoán: giảng viên có phong cách này thường không tuân thủ các nguyên tắc trên, vì thế các giảng viên này gặp khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ với sinh viên; (b) Phong cách tự do: thể hiện tính linh hoạt quá mức của giảng viên trong giao tiếp với sinh viên, họ không làm chủ được diễn biến tâm lý của mình, họ tuy dễ dàng thiết lập quan hệ với sinh viên nhưng cũng dễ bị “nhờn”, giảm sút uy tín, giao tiếp không được điều khiển trọn vẹn; (c) Phong cách dân chủ: người có phong cách dân chủ là người tuân thủ các nguyên tắc giao tiếp sư phạm nói trên, họ thường dễ dàng thiết lập quan hệ tốt với sinh viên và đạt hiệu quả cao trong hoạt động sư phạm.

e. Nhân cách nhà giáo dục trong giao tiếp sư phạm ở trường đại học

♦ Những phẩm chất nghề nghiệp của người giảng viên đại học: giảng viên đại học thực hiện hai chức năng: giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Do đó ngoài những phẩm chất và năng lực chung cho các chuyên gia, họ phải có hai phẩm chất năng lực có ý nghĩa nhất đối với hoạt động giáo dục ở đại học là xu hướng nghề nghiệp sư phạm và năng lực sư phạm; xu hướng nghề nghiệp nghiên cứu khoa học và năng lực nghiên cứu khoa học.

♦ Trong giáo dục đại học, những cặp phẩm chất và năng lực nói trên của giảng viên có ý nghĩa quan trọng trong giao tiếp sư phạm. Người giảng viên tổ chức quá trình giao tiếp với sinh viên có hiệu quả nhờ việc sử dụng các kỹ năng giao tiếp trên cơ sở không ngừng nâng cao phẩm chất nghề nghiệp của mình.

♦ Các giảng viên đại học cũng nên lưu ý tránh bệnh chủ quan khi tiến hành giao tiếp sư phạm với sinh viên. Cơ chế tâm lý của tính chủ quan của nhà giáo dục là tâm thế không được ý thức về tính sẵn sàng tri giác; vì vậy, nếu nhà giáo dục mắc bệnh chủ quan trong giao tiếp sẽ dẫn đến việc không đánh giá đúng đối tượng giao tiếp, do đó, dễ dẫn đến những ứng xử sai lạc. Để khắc phục tính chủ quan và định kiến, nhà giáo cần gần gũi với sinh viên hơn thông qua các hoạt động chung với họ, nhờ đó hiện tượng tâm lý - xã hội nẩy sinh trong hoạt động chung với sinh viên sẽ phong toả khả

năng nảy sinh tính chủ quan của nhà giáo dục. Ngoài ra, họ phải có những tri thức cần thiết về tâm lý xã hội và tâm lý sư phạm để có thể tổ chức quá trình giao tiếp sư phạm có hiệu quả và qua đó nâng cao kết quả hoạt động sư phạm của mình.

Chúng ta đã khẳng định rằng sứ mệnh trọng tâm và những giá trị của giáo dục đại học là đóng góp vào việc định hướng phát triển và đổi mới xã hội thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ trong đó nhiệm vụ trọng tâm là : Đào tạo những sinh viên tốt nghiệp có đủ tiêu chuẩn về năng lực và trình độ và những công dân có trách nhiệm có thể kết hợp những kiến thức và kỹ năng cấp cao, sử dụng phương hướng và nội dung liên tục được trang bị cho tương lai và hiện hữu mà xã hội cần. Hiển nhiên vai trò của người giảng viên đại học rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ này

Tại sao chúng ta cần tăng thêm hiểu biết của người giảng viên đại học? Muốn hiểu người, dạy người trước hết phải hiểu mình ! Khi chúng ta nhận định được chúng ta như những giảng viên, điểm mạnh và điểm yếu của chúng ta, chúng ta trở thành vị trí tốt để đánh giá sinh viên và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy có ý nghĩa hơn; để làm được điều này cần trả lời những vấn đề sau :

- Miêu tả những đặc tính chung của người giảng viên đại học; - Đưa ra những mô tả chi tiết về khả năng giảng dạy của giảng viên;

- Dự tính tình hình của sinh viên và quản lý khả năng nghiên cứu của giảng viên; - Dự tính tình hình phục vụ xã hội của giảng viên đại học;

- Phát triển và sử dụng công cụ đo lường kết quả hoạt động chuyên môn của người GV đại học

Giảng viên đại học là người không chỉ có khả năng giúp SV phát hiện và giải quyết những vấn đề chuyên môn sâu của một ngành học mà còn là người gắn bó với nghiên cứu khoa học; tức là người biết nghiên cứu để có thể hướng dẫn sinh viên tự nghiên cứu.

Theo truyền thống, giảng viên đại học được coi là hình mẫu trong giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ xã hội. Dạy học, nghiên cứu và phục vụ xã hội là ba nhân tố, theo phương pháp truyền thống nhân tố này được biết như các trách nhiệm gộp lại của giảng viên đại học. Công việc người giảng viên được mong đợi bởi sinh viên, công chúng, và chính sự quản lý của tổ chức đó. Việc này có được bao trùm bởi ba yếu tố truyền thống không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu câu trả lời là không thì hãy nêu danh mục những hoạt động không bao trùm những nhân tố nói trên.

Sau đây là một trong số những đặc điểm cần có của một GV đại học: 1. Hiểu cách học của sinh viên.

2. Các hoạt động liên quan đến sự phát triển của sinh viên.

3. Tận tâm với công việc và sẵn sàng trao đổi học thuật với đồng nghiệp. 4. Thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.

Trình bày những đặc điểm này, hy vọng rằng giảng viên có thể :

♦ Thiết kế chương trình giảng dạy hoặc kế hoạch thực hiện công việc theo hướng đã đề ra với tài liệu hoặc đề cương giảng dạy được chuẩn bị công phu;

♦ Sử dụng tốt phương pháp dạy học có kết quả và hiệu quả để có thể áp dụng với lớp đông, lớp ít người và lớp chỉ có một thầy một trò (hướng dẫn NCS!);

♦ Hỗ trợ sinh viên theo phương pháp phù hợp để có thể để mở rộng trình độ của sinh viên;

♦ Sử dụng những công cụ thích hợp trong việc đánh giá phương pháp để trang bị cho sinh viên trong việc học và để ghi nhận thành tựu dạy và học;

♦ Đánh giá công việc của chính bản thân và đồng nghiệp qua trình độ của chính họ cũng như các phương thức kiểm tra sinh viên và đánh giá phương tiện kỹ thuật;

♦ Thực hiện hiệu quả những vấn đề đưa ra trong dạy học và trách nhiệm quản lí trường- lớp học;

♦ Phát triển cá nhân và chiến lược nghiên cứu khoa học thích hợp để đề ra các phương pháp thúc đẩy cho việc phát triển của cácsinh viên.

Một loạt các mục tiêu chính của giảng dạy đại học kèm theo các môn học cũng như việc thay đổi kiến thức thực tế của sinh viên và tài liệu chuyên sâu của khoá học, tăng cường những kinh nghiệm khác nhau về khả năng tiếp thu. (Ví dụ: kỹ năng nghiên cứu, lập luận, kỹ năng viết và đọc), đánh giá việc bồi dưỡng trí tuệ của nội dung các môn học. Rất nhiều môn học, mục tiêu chính trong giảng dạy đại học là truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho sinh viên đồng thời dạy cho họ cách tìm kiếm và xử lí thông tin.

Người giảng viên đại học phải là người không ngừng tìm tòi và cập nhật kiến thức. Thế giới của giáo viên là thế giới của học hỏi. Ngày nay thầy giáo, cô giáo phải có những ý tưởng xa hơn như thế. Sự bùng nổ kiến thức ảnh hưởng đến chúng ta và nội dung mới về giảng dạy của người giảng viên. Nó phụ thuộc vào việc có thể chia sẻ kiến thức sinh viên cần cho cuộc đời của họ trong quá trình học ở trường, do đó chúng ta cần nhấn mạnh khẩu hiệu “học cách học – dạy cách học” như điều cốt yếu của giáo dục đại học. Vậy vai trò mới của người giáo viên là khuyến khích tính ham hiểu biết của học viên, rèn luyện độc lập khám phá trí tuệ, tăng cường khả năng tổ chức và sử dụng kiến thức. Nói chung, giúp người học đạt được năng lực học suốt đời qua việc tự giáo dục.

Để có thể dạy học có hiệu quả người dạy phải:

- Phải giúp cho người học nhận thức và cụ thể hoá mục tiêu cho mình một cách hợp lí - Phải giúp cho người học hiểu được nhiệm vụ học tập đặt ra là để thực hiện mục tiêu

và có giá trị của nó

- Phải chắc chắn các nhiệm vụ học tập được đề ra học sinh có khả năng hoàn thành được và GV có khả năng nắm bắt được thông tin ngược

- Bảo đảm rằng lớp học là nơi đáp ứng được nhu cầu học tập thoải mái ( có văn hoá giao tiếp tốt ) và có thể triển khai các hoạt động học tập đa dạng

- Có khả năng làm chủ được phương pháp dạy học tương tác ( SP tích cực) và sử dụng thành thạo công nghệ dạy học. GV là người khơi nguồn sáng tạo và bồi dưỡng được tính sáng tạo cho SV.

@/ Dạy học là khoa học được biểu hiện rõ nhất thông qua các quy tắc, quy trình triển khai cũng như quản lí việc dạy học ; nó bảo đảm rằng nội dung dạy học đã được người học chiếm lĩnh chính xác và có hệ thống. GV làm chủ được kiến thức khoa học trong quá trình chuyển giao

Giáo viên thường được nói đến như một tấm gương đối với sinh viên , một nhà nghiên cứu khoa học với ý thức cao, người mà sinh viên có thể học hỏi, biểu hiện rất nhiều qua việc rèn luyện trí óc của các thầy cô. Vai trò mới của người giáo viên coi như mẫu mực trong cách suy nghĩ và phương pháp nghiên cứu đối với sinh viên thông qua hoạt động học thuật. Vì vậy năng lực của người giáo viên được duy trì bởi sự thách thức của sự bùng nổ của thông tin, vận dụng trí óc trong việc phải giải quyết những vấn đề

khác nhau. Đây quả thực là một nghề khó và là nghề được tôn trọng. Giáo viên có được may mắn với cơ hội đáp ứng lới kêu gọi này mỗi ngày.

Bạn có biết cách sử dụng cơ hội này như thế nào cho tốt đối với một người giảng viên? Biểu 2.1 đưa ra những so sánh giữa cách ứng sử có hiệu quả của giảng viên đại học . Lưu ý rằng trong dạy học hiện đại GV không phải bao giờ cũng là người “ cho’’ mà phải biết cách “nhận’’ từ người học các phản hồi .

Bảng 2.1 ứng xử hiệu quả của giáo viên đại học

ứng xử hiệu quả : Dấu hiệu : SV gần gũi và tôn trọng :

Nhanh nhạy, thể hiện nhiệt tình Người bạn lớn của SV Thể hiện quan tâm đến sinh viên và các hoạt

động của lớp học

Gần gũi với SV và hoạt động của họ Vui vẻ, lạc quan, Nụ cười là điều cần thiết!

Hóm hỉnh, hài hước Không ra vẻ nghiêm nghị , bận rộn . Thừa nhận và chấp nhận lỗi của chính mình GV cũng là một con người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công bẵng, không thiên vị SV rất nhạy cảm Giúp học sinh những vấn đề riêng tư cũng như

những vấn đề trong giáo dục – dạy học

Coi SV không chỉ là học sinh của mình mà còn là “người thân , em út”

Thành thật ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực của học sinh

Công minh khi đánh giá Động viên học sinh cố gắng làm cho mình tốt

hơn

Không định kiến, nên bao dung Các hoạt động của lớp học được lập kế hoạch

Một phần của tài liệu Tâm lý dạy học đại học Tâm lý giáo dục (Trang 51 - 65)