c. Về mặt xã hội, trong thời kỳ chuyển tiếp, con người ngày càng hiểu biết về môi trường xã hội rộng lớn hơn nhiều ngôi nhà nơi anh ta sống, hàng xóm láng giềng, ngôi trường nơ
2.5. Một số vấn đề tâm lý xã hội của đời sống sinh viên
Con người có bản chất xã hội, do đó nhà giáo dục như một nhà tâm lý xã hội cần phải tìm và phân tích sự phân hoá, xu hướng xã hội rộng lớn và toàn diện trong các nhóm nhỏ cũng như quá trình hình thành nhóm. Giai đoạn phát triển cao của rhóm gọi là tập thể.
2.5.1. Tập thể sinh viên
a. Đặc điểm tập thể sinh viên: Tập thể sinh viên là khối cộng đồng những người học trong nhà trường đại học nhằm thực hiện những mục đíchcó ý nghĩa xã hội với những đặc điểm như sau:
- Có hoạt động cơ bản là học tập.
- Có sự thống nhất về mục đích và động cơ. - Có sự đồng nhất tương đối về tuổi, học vấn.
- Có thời gian hạn định (4 hoặc 5 năm, một số trường cá biệt 6 hoặc 7 năm). - Có thành phần ổn định.
- Có tính liên tục chặt chẽ của côngtác học tập theo chương trình nhất định. - Có trình độ tự quản cao.
b. Cấu trúc của tập thể sinh viên: Một tập thể sinh viên có cấu trúc chính thức (Hội sinh viên, Chi đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ học tập, các lớp v.v...) và các cấu trúc không chính thức (các nhóm bạn bè, các êkíp có cùng hứng thú v.v...)
Tập thể sinh viên trải qua một số giai đoạn trong quá trình phát triển vủa mình. Giai đoạn đầu là thời kỳ sinh viên năm thứ nhất lĩnh hội mọi yêu cầu, các chuẩn mực, các truyền thống của cuộc sống nhà trường đại học. Giảng viên và cán bộ nhà trường đại học là những người giúp cho sinh viên thích ứng với hoàn cảnh mới ở trường đại học.
Giai đoạn thứ hai được xác định bởi dư luận xã hội phức tạp, bởi tính tích cực và kế hoạch hoạt động nhằm lấy nghề chuyên môn tương lai. Giai đoạn này lôi cuốn tất cả sinh viên vào hoạt động có tổ chức. Đến cuối giai đoạn này, những thái độ thân ái và có tính chất yêu cầu giữa các sinh viên được hình thành, có tinh thần quan tâm đến công việc chung, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động cùng nhau, tập thể trở nên độc lập hơn, nhiều lúc không cần sự giúp đỡ của giáo viên vẫn có thể giải quyết được các công việc của mình.
Giai đoạn tiếp theo, mỗi thành viên của tập thể đã trở thành người thể hiện các yêu cầu xã hội. Đây là giai đoạn thuận lợi nhất cho việc giáo dục nghề nghiệp, khoa học, tinh thần trách nhiệm của người công dân, tính tự giáo dục của tập thể và cá nhân. Mối
sinh viên đều mong muốn thực hiện nhiệm vụ của tập thể và cũng chính là nhiệm vụ của cá nhân với sự giúp đỡ tối đa của bạn bè để đạt tới mục đích đã định.
Nhóm học tập là trung tâm của công tác giáo dục thanh niên - sinh viên, nó tham gia trực tiếp vào việc hình thành nhân cách người chuyên gia. Nhóm học tập là hạt nhân cơ bản của việc tự quản sinh viên, được tổ chức phù hợp với quyền lợi và trách nhiệm của sinh viên. Qua nhóm học tập mà mỗi sinh viên liên hệ được với các tập thể khác và với xã hội. Thông qua nhóm học tập nền văn hoá nhân loại, các kinh nghiệm xã hội được chuyển giao vào mỗi sinh viên và biến chúng thành vốn liếng kinh nghiệm riêng, thành những đặc điểm, những nét nhân cách, những thuộc tính của mỗi sinh viên. Qua nhóm học tập mà nhân cách của mỗi sinh viên được bộc lộ và phát triển, đúng như Mác đã viết: “chỉ trong sự cộng tác với những người khác thì mỗi cá nhân mới có phương tiện để phát triển toàn diện những năng khiếu của mình”
c. Một số biện pháp hình thành tập thể sinh viên:
- Lập các nhóm học tập dựa trên sự tương đồng tâm lý giữa các thành viên.
- Tạo ra sự thống nhất về giá trị xã hội kích thích hoạt động của các phần tử tích cực theo hướng đoàn kết tập thể.
- Phát triển tính tự giác, tình bạn và tinh thần hợp tác trong tập thể sinh viên.
- Củng cố uy tín của các phần tử tích cực, nâng cao tinh thần gương mẫu của họ, ngăn ngừa và giải quyết công minh về mặt tâm lý các xung đột trong tập thể. - Bảo đảm quan tâm thường xuyên đến sinh viên, chú ý đến những yêu cầu, nguyện
vọng, hứng thú của họ.
Như vậy, vấn đề tâm lý xã hội của hiệu quả hoạt động của các tập thể sinh viên là vấn đề đa dạng và rất phức tạp. Nó đòi hỏi phải có sự chú ý ngay từ khi hình thành các nhóm học tập cũng như toàn bộ quá trình học tập ở trường đại học. Nhà trường đại học là một bộ phận cấu thành của xã hội. Việc giáo dục và đào tạo sinh viên không thể tách rời hoạt động chính trị xã hội của sinh viên. Trong hoạt động đó, người sinh viên hiểu sâu sắc thêm vốn tri thức lý luận đã tiếp thu từ giảng đường, đem kiến thức vận dụng vào thực tiễn, và chính thực tiễn sinh động kiểm nghiệm, minh hoạ cho những tri thức lý luận. Chính trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội mà các mối quan hệ giao tiếp, các mối liên hệ liên nhân cách, các phẩm chất cần thiết của chuyên gia được hình thành và phát
triển. Hoạt động chính trị - xã hội của sinh viên biểu hiện như là một sản phẩm của sự trưởng thành về mặt xã hội của họ.