Nghiên cứu và phục vụ cộng đồng

Một phần của tài liệu Tâm lý dạy học đại học Tâm lý giáo dục (Trang 65 - 68)

- SV là những người trưởng thành: Trưởng thành về thể chất, trưởng thành về nhận thức, trưởng thành về tâm lí tóm lại họ là người lớn như chúng ta! Do đó họ phải được ứng

3.2.3 Nghiên cứu và phục vụ cộng đồng

Nghiên cứu được đánh giá là quan trọng đối với giáo viên đại học theo 3 cách chủ yếu. Thứ nhất, nó giúp nâng cao trình độ giảng dạy. Một giảng viên ít nghiên cứu hoặc không nghiên cứu thường dùng bài giảng trong nhiều năm. Các vấn đề mới được đưa ra trong bài giảng như kết quả của việc nghiên cứu. Thành quả nghiên cứu được đưa ra từ nền tảng cập nhật thông tin trong bài giảng và việc thực hành bởi giảng viên hoặc những người khác trong lĩnh vực.

Những hứa hẹn cho nghiên cứu đảm bảo giáo viên có thể giám sát hiệu quả nghiên cứu bởi sinh viên của mình. Giáo viên hàng năm được vận động để giám sát thực hiện nghiên cứu của sinh viên năm cuối đại học hoặc học viên cao học. Những thay đổi trong phương pháp nghiên cứu, tài liệu, thủ tục nghiên cứu và những tài liệu cập nhật có thể chỉ được biết bởi giáo viên, những người luôn cập nhật nghiên cứu. Do đó, công việc của giảng viên và những vấn đề của các sinh viên mà chúng ta đang quản lý sẽ giúp ích bởi các hoạt động ràng buộc trong nghiên cứu.

Việc xúc tiến nghiên cứu phần lớn dựa trên việc đóng góp kiến thức qua nghiên cứu và các công bố về sản phẩm nghiên cứu.

Dưới đây là một số đặc tính của một nhà nghiên cứu giỏi: - Khả năng xác định vấn đề:

Nghiên cứu về vấn đề cần giải quyết. Vì thế khả năng nhận biết, chỉ ra và xác định ranh giới của vấn đề là một đặc tính quan trọng của người nghiên cứu.

- Khả năng phác thảo phương pháp giải quyết vấn đề hiệu quả

Nhận biết vấn đề là một việc, còn phương pháp để giải quyết vấn đề đó lại là một việc khác. Nhà nghiên cứu cần phải có khả năng khai thác đề cương hiệu quả và chi tiết để xử lý vấn đề.

- Tài tháo vát trong quá trình thực hiện kế hoạch nghiên cứu

Không một công trình nghiên cứu hoặc kế hoạch nghiên cứu nào là rõ ràng cả. Qua việc thực hiện, một số sự kiện không lường trước được có thể xảy ra mà cần được thay đổi hoặc cải biến so với kế hoạch đã đề ra. Nhà nghiên cứu giỏi nên tháo vát trong việc đưa ra các hướng giải quyết tình thế như cải biến hoặc có những thay đổi. Hy vọng thiết bị kỹ thuật cần được cải tiến hoặc các phương pháp kỹ thuật được điều chỉnh. Nhà nghiên cứu giỏi là người có khả năng đáp ứng nhanh nhạy với những biến đổi này.

- Yếu tố khách quan: Nghiên cứu là sự đi tìm sự thật để tìm ra kết quả của một câu hỏi khách quan. Trong sản phẩm của nhà nghiên cứu, số liệu thu được và sự giải thích, người nghiên cứu phải sử dụng tính khách quan, đây là khuynh hướng trong suốt thời gian thực hiện kế hoạch nghiên cứu.

- Yếu tố trung thực: Yếu tố trung thực luôn phải có trong một bản báo cáo điều nhận thấy trong quá trình nghiên cứu của một người nghiên cứu.

- Tính kiên nhẫn: Người nghiên cứu phải giữ đúng tiến độ nghiên cứu trừ trường hợp hoãn kế hoạch và các khó khăn phát sinh ngoài tầm với.

- Mong muốn được cộng tác với cá nhân khác: Những cố gắng quản lý nghiên cứu một mình là điều tốt. Những cố gắng hợp tác và chung sức thì tốt hơn, hai người cùng làm thì vẫn tốt hơn là làm một mình. Một đặc tính tốt của nghiên cứu là khả năng có thể làm việc theo nhóm. Một người có thẻ đưa ra kiến thức, kinh nghiệm và ý kiến về chuyên môn liên quan tới mảng đề án nghiên cứu để bổ sung kiến thức và các kĩ năng của các thành viên khác trong nhóm nghiên cứu. Điều này cho thấy nhóm cộng tác nghiên cứu các đề án nhận được sự đánh giá tốt hơn các đề án nghiên cứu cá nhân.

- Khả năng quản lý người khác: Một nhà nghiên cứu nên có khả năng quản lý công việc nghiên cứu của học viên và tổ chức nghiên cứu hiệu quả.

- Kỹ năng viết kế hoạch đề xuất trợ cấp có sức thuyết phục: Hầu hết các đề án nghiên cứu chất lượng cao được trợ cấp bởi tổ chức hoặc các đối tác. Chỉ một số đề xuất trong hầu hết các đề xuất gửi đến được chấp nhận trợ cấp từ phía quỹ tài trợ. Sự cạnh tranh phát sinh bởi cách thức yêu cầu, vấn đề là các nhà nghiên cứu có thể viết kế hoạch đề xuất có tính khả thi và một bản đề nghị trợ cấp có sức thuyết phục hay không.

- Kỹ năng trình báo cho xuất bản: Nhìn chung kết quả nghiên cứu sẽ được báo cáo. Kỹ năng viết một bài báo chuyên đề để được xem xét đăng báo là xác nhận tiêu chuẩn quan trọng của một nhà nghiên cứu.

+/ Vài lời kết luận

Chúng ta đưa ra một vài ý tóm tắt các chức năng chính của người giảng viên đại học trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng.

Đối với giảng dạy chúng ta cần xác định những điểm sau:

- Hiểu cách học của sinh viên;

- Vấn đề liên quan đến sự phát triển của sinh viên;

Đối với nghiên cứu chúng ta cần chú ý đến các đặc tính sau:

- Khả năng xác đinh vấn đề

- Khả năng thiết kế kế hoạch nghiên cứu hiệu quả - Khả năng quản lý nghiên cứu

- Kỹ năng viết báo cáo nghiên cứu có thể chấp nhận.

Đối với phục vụ cộng đồng chúng ta cần chú ý đến các đặc tính sau:

- Khả năng nhận biết nhu cầu của công đồng bên trong ( nhà trường và SV); bên ngoài (Các đối tác)

- Kỹ năng giải quyết các vấn đề đặt ra từ cuộc sống và thực tế

Tóm lại : "ở đại học được giảng dạy chủ yếu bởi những người gắn bó với nghiên cứu

khoa học ". Như vậy để giảng dạy tốt ở đại học người giảng viên phải thoả mãn đồng thời 2 năng lực: Năng lực nghiên cứu khoa học và năng lực sư phạm. Nếu người dạy không có khả năng tìm kiếm, lựa chọn thông tin; không có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề

thì khó mà dẫn dắt người học theo mục tiêu đã nêu ra ở trên, khó có thể dạy "Cách học " cho SV ở đại học được.

Muốn dạy tốt ở đại học người dạy phaỉ thoả mãn một số yêu cầu sau:

- GV phải có kiến thức về môi trường GD ĐH;

- GV phải biết mục tiêu, tính chất, đặc điểm của ngành học, trường học mà mình đang dạy;

- GV phải nắm vững mục đích, nhiệm vụ, nội dung dạy học;

- GV phải hiểu rõ người học, biết khai thác động lực và tiềm năng của người học và hạn chế nhiễu ;

- GV phải biết vận dụng quy luật, nguyên tắc dạy học ở đại học và biết hướng dẫn SV tự học, tự nghiên cứu;

- GV Phải biết vận dụng các hình thức dạy học, phương pháp dạy học, sử dụng phương tiện dạy học, biết cải tiến việc dạy học.

Theo khuyến cáo của UNESCO yêu cầu đối với một giảng viên đại học trong thời đại hiện nay ( bên cạnh chức năng truyền thống là phải biết nghiên cứu khoa học mới dạy tốt được ở bậc đại học ) là :

- Hiểu biết công nghệ thông tin và có khả năng ứng dụng chúng trong dạy học

- Thấu hiểu cách học trong môi trường thông tin và thông lưu để có thể hướng dẫn SV học và có khả năng làm tố vai trò cố vấn cho họ.

- Có kiến thức đo lường và đánh giá trong GD và dạy học để đánh giá chính xác khách quan kết quả học tập của người học góp phần khảng định chất lượng sản phẩm đào tạo của mình.

Một phần của tài liệu Tâm lý dạy học đại học Tâm lý giáo dục (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w