Dài kéo xung t

Một phần của tài liệu Giáo trình Gia công tia lửa điện (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 64 - 66)

c) Sự chọn đúng bước dòng điện:

4.3.2.2. dài kéo xung t

Độ kéo dài xung là khoảng thời gian giữa hai lần đóng – ngắt của máy phát trong một chu kỳ phóng điện. Độ dài kéo xung ti ảnh hưởng lên:

Lượng hớt vật liệu. Độ mòn điện cực.

Độ nhám bề mặt gia công.

Sau đây khảo sát kỹ hơn tính quy luật của ảnh hưởng đó - ti và lượng hớt vật liệu

Nếu độ kéo dài xung giữ nguyên bằng hằng số thì tác động của dòng phóng tia lửa điện sẽ lâu hơn. Ban đầu, lượng hớt vật liệu tăng nhưng chỉ tẳng đến giá trị cực đại ở một độ kéo dài xung nhất định nào đó, sau đó giảm đi.

Hình 4.7: Quan hệ giữa ti với VW, θ và Rmax

Giá trị cực đại của lượng hớt vật liệu tương ứng với một độ kéo dài xung tối ưu. Nếu vẫn tiếp tục tăng độ kéo dài xung thì năng lượng phóng điện không còn được sử dụng thêm nữa để hớt vật liệu phôi.

Khi đó bề mặt gia phôi và chất điện môi bị nóng một cách không cần thiết. -ti và độ mòn điện cực (hình 4.7b): độ mòn tương đối θ của điện cực sẽ giảm đi khi tăng độ kéo dài xung ti, thậm chí cả sau khi đạt được lượng hớt vật liệu cực đại.

-ti và nhám bề mặt Rmax (hình 4.7c): do tác dụng của dòng điện duy trì lâu hơn khi tăng độ kéo dài xung nên chiều cao nhấp nhô Rmax tăng, ngay cả sau điểm đạt được lượng hớt đi vật liệu cực đại.

-Chọn đúng độ dài kéo xung ti : độ dài kéo xung được lựa chọn phụ thuộc vào bước dòng điện. Độ kéo dài xung cần được tăng tương đối với bước dòng điện lớn hơn. Độ tăng bước dòng điện sẽ không có hiệu quả nếu độ kéo dài xung quá ngắn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Gia công tia lửa điện (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)