Nhạy cảm điều chỉnh khe hở VM

Một phần của tài liệu Giáo trình Gia công tia lửa điện (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 70 - 73)

c) Sự chọn đúng bước dòng điện:

4.3.2.7. nhạy cảm điều chỉnh khe hở VM

Vì tốc độ hoặc độ nhạy cảm của hệ điều khiển khe hở phóng điện có thể làm yếu hiệu quả trong những trường hợp gia công nhất định. Chúng ta coi độ nhạy cảm của hệ điều khiển khe hở phóng điện là ”độ nhạy cảm Servo”

- Sự điều chỉnh lại một cách nhạy cảm (VM lớn)

Sự điều chỉnh lại một cách nhạy cảm đưa đến kết quả là có sự tác động vào một số lớn các lệnh trong một đơn vị thời gian. Trong trường hợp xấu nhất, động cơ Servo làm chuyển động các bàn trượt tiến lên, lùi về nhanh đến mức làm cho điện cực rung động, khiến hiệu quả phóng điện giảm.

- Sự điều chỉnh lại một cách không nhạy cảm (VM nhỏ)

Sự điều chỉnh lại một cách không nhạy cảm tức là chỉ tạo ra một ít các lệnh điều khiển trong một đơn vị thời gian. Trong trường hợp xấu nhất, điện cực giữ quá lâu trong vùng chiều rộng khe hở phóng điện quá rộng hoặc quá hẹp. Các lỗi quá trình như ngắn mạnh hồ quang và các xung điện mở sẽ xảy ra thường xuyên hơn, làm giảm hiệu quả gia công.

Hình 4.12: Độ nhạy cảm điều chỉnh khe hở VM

4.3.2.8. ” Sự phóng điện nốt”, khi kết thúc gia công ERE

- Sự điều khiển vị trí (định vị)

+ Bên cạnh vòng điều khiển chạy dao, hệ thống điều khiển còn có một vòng điều khiển thứ hai dùng cho vị trí điện cực. Khi đã đạt tới điểm lập trình vị trí điện cực thì ngay lập tức, hệ thống điều khiển vị trí đóng máy phát và ngắt hệ điều khiển khe hở

+ Sựu phóng tia lửa điện và bản thân quá trình xung định hình sẽ sớm hoàn thành khi điện cực đạt tới điểm dặt vị trí trong quá trình chuyển động chạy dao của nó. Hệ điều khiển lại tiếp tục chương trình gia công với bước tiếp theo. Trong trường hợp này, đỉnh nhấp nhô vẫn còn ở trên bề mặt gia công. Kích thước cuối cùng vẫn duy trì nhưng chất lượng bề mặt gia công là chưa đạt yêu cầu. Chính vì vậy mà cần đến một quá trình gọi là sự phóng điện nốt.

- Sự phóng điện nốt:

+ Sau khi điện cực đạt tới vị trí điểm đặt, thay vì chuyển động ngay điện cực tới vị trí tiếp theo thì hệ thống điều khiển lại giữ nó ở vị trí của điểm đặt đó trong một khoảng thời gian ngắn. Trong thời gian đó, nhờ sự phóng điện nốt mà các tia lửa điện ấy có thể hớt đi các đỉnh nhấp nhô còn lại

+ Trình tự này trong kỹ thuật xung định hình gọi là sự phóng điện nốt. Có thể so sánh sự phóng điện nốt với thời gian quay tại chỗ của dụng cụ ở đáy lỗ khoan (dwell time)

- Thực hiện thời gian phóng điện nốt bằng ERE

+ Có thể sử dụng chính lệnh ERE này để ngắt máy phát theo 4 cách khác nhau để hoặc là duy trì điện cực ở vị trí điểm đặt cuối cùng hoặc là rút nốt nó về vị trí ban đầu của nó.

Một phần của tài liệu Giáo trình Gia công tia lửa điện (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)