Khe hở phóng điện

Một phần của tài liệu Giáo trình Gia công tia lửa điện (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 67 - 69)

c) Sự chọn đúng bước dòng điện:

4.3.2.5. Khe hở phóng điện

Cho tới nay, ta đã có rất nhiều các thông số điều chỉnh như: I, ti, t0, Uz mà chúng chỉ tác động lên sự phóng tia lửa điện.

Để dự kiến được lượng hót vật liệu từ đầu đến cuối sau một số lần phóng tia lửa điện thì vấn đề là phải duy trì khe hở với một chiều rộng tối ưu. Quá trình đó gọi là sự điều khiển khe hở phóng điện. Đó là cách để đảm bảo chắc chắn rằng điện cực tiếp tục ăn xuống để thâm nhập vào phôi.

Sơ đồ hình 4.9 cho thấy vai trò qua trọng của sự điều chỉnh quá trình phóng điện và tương quan của nó đối với các thông số điều chỉnh quá trình phóng tia lửa điện.

- Đo chiều rộng khe hở phóng điện:

+ Việc đo chiều rộng khe hở phóng điện được thực hiện một cách gián tiếp qua việc đo điện áp phóng tia lửa điện Ue. Điện áp Ue chính là một đại diện chính xác khi điện cực đã tiến đầy đủ gần đến phôi để sinh ra sự phóng tia lửa điện. Nếu điện áp Ue tăng thì chiều rộng khe hở cũng tăng. Các chuyên gia thường coi điện áp Ue là điện áp khe hở.

- Điện áp khe hở và khe hở phóng điện:

+ Để duy trì một chiều rộng khe hở phóng điện là hằng số thì điện áp khe hở giữa điện cực và phôi cần đo liên tục và điện cực phải được điều chỉnh.

+ Sự điều chỉnh khe hở này bằng tay là không thể được. Nó phải được thực hiện bằng một hệ thống điều khiển điện tử.

- Điều khiển khe hở phóng điện:

+ Hệ điều khiển điện tử biết chính xác điện áp khe hở nào là tương ứng với một khe hở rộng bao nhiêu. Vì vậy, nó cho những áp điện khe hở để thay đổi được và điều khiển được. Nó so sánh với điện áp này với một giá trị danh nghĩa và điều chỉnh chiều rộng khe hở cho phù hợp.

+ Nếu điện áp khe hở được đo giảm xuống (do điện cực hạ xuống quá nhiều) thì hệ điều khiển biết rằng khe hở đã trở lên quá hẹp và nó ra lệnh để đóng động cơ Servo nâng điện cực lên một lượng phù hợp.

+ Xét một chu kỳ thời gian rộng hơn, hệ điều khiển liên tục hạ điện cực xuống để hớt vật liệu liên tục và đều đặn, có năng suất tốt. Trong thuật ngữ kỹ thuật, sự tự động điều khiển khe hở này được gọi là ”điều khiển Servo”

- Sự điều chỉnh trước khe hở phóng điện:

+ Người vận hành máy chọn I, ti, t0, và Uz phù hợp với độ tinh yêu cầu của bề mặt gia công và lượng hớt vật liệu mong muốn. Hệ điều khiển sẽ tự động điều chỉnh chiều rộng khe hở để làm tương xứng bước dòng điện và điện áp đánh lửa.

+ Tuy nhiên, việc đặt chiều rộng khe hở bởi hệ thống điều khiển theo cách này có thể không luôn luôn phù hợp một cách lý tưởng đối với các điều kiện gia công tia lửa điện riêng rẽ. Ví dụ, trong trường hợp gia công một rãnh sâu thì cần khe hở phóng điện có chiều rộng lớn hơn một chút để cho phép các phần tử đã bị ăn mòn điện được thổi đi dễ dàng khỏi khe hở phóng điện.

+ Vì vậy, chiều rộng khe hở phóng điện có thể được điều chỉnh trước từ hệ điều khiển để phù hợp với việc gia công.

Một phần của tài liệu Giáo trình Gia công tia lửa điện (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)