Làm việc với lớp và kênh 1 Gới thiệu về lớp(Layer)

Một phần của tài liệu Giáo trình Đồ họa ứng dụng (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 27 - 32)

3.3.1 Gới thiệu về lớp(Layer)

3.3.1.1.Sơ lược về lớp

Lớp cho phép bạn xử lý một phần hình ảnh mà không ảnh hưởng đến các phần hình ảnh còn lại. Các lớp được xếp chồng lên nhau. Ở những nơi không có hình ảnh, bạn có thể nhìn thấy các lớp bên dưới xuyên qua nó.

Lớp tương tự tấm kính có vẽ một phần hình ảnh. Khi sắp chồng lên nhau sẽ hiện ra toàn bộ bức tranh. Thật thuận tiện nếu ảnh được tổ chức thành nhiều lớp. Khi cần thiết chỉ cần sửa đổi hoặc xóa bỏ trong lớp tương ứng chứ không phải cả tấm hình. Nhưng cái gì cũng có giá trị của nó. Khi vẽ trên nhiều tấp kính, bức tranh trở lên cồng kềnh. Tương tự tập tin nhiều lớp sẽ có dung lượng rất lớn và đối với người sử dụng, mỗi khi vẽ, tô màu, chỉnh sửa,…phải mất rất nhiều công để xem mình đang làm việc trong lớp nào.

Tất cả các lớp trừ nền Background luôn luôn trong suốt, phần bên ngoài của một ảnh trên lớp cũng là một phần trong suốt có thể nhìn thấy được các lớp bên dưới nó.

Tạo và tham khảo bảng Layer khi chọn vùng ảnh hoặc dùng Move di chuyển một ảnh từ File khác sang sẽ tự tạo thành một lớp.

Bạn cũng có thể nhân bản lớp để tạo nên một lớp mới riêng. Bạn tạo tối đa là 8000 lớp gồm Layer set ( bộ layer), lớp chứa các hiệu ứng Effect (các hiệu ứng làm nổi) cho riêng từng File ảnh, trên mỗi lớp bạn xác lập phương thức phối trộn màu (Blending mode).

Opacity độ mờ đục cho riêng lớp, nhưng do máy tính có bộ nhớ giới hạn

và bạn cũng chỉ cần số lớp vừa đủ để tạo nên một File ảnh của mình. Vì mỗi Layer, bộ Layer đã chứa các hiệu ứng và giữ liệu riêng nên giá trị thực tế sẽ chỉ tới 1000 lớp.

* Biểu tượng con mắt trong bảng Layer để ẩn và hiện Layer. Biểu tượng hình cây bút đó là Layer đang được chọn.

Tập tin Photoshop gồm nhiều lớp. Vì thế mỗi thao tác xử lý phải thực hiện tuần tự theo các bước sau:

* Chọn lớp chứa đối tượng cần xử lý (nhấp chuột vào tên lớp trong bảng điều khiển)

* Ban hành lệnh hoặc nhấp chọn công cụ thích hợp * Thay đổi các thông số trên thanh tùy chọn (nếu cần) * Thực hiện các động tác xử lý.

Fill Độ mờ đục cho mẫu tô. Bên cạnh việc tỉ lệ mờ đục cho lớp vốn ảnh hưởng đến các hiệu ứng của layer style và chế độ hòa trộn áp dụng cho layer, còn có thể định tỉ lệ cho màu/ mẫ tô. Độ mờ đục cho màu/ mẫ tô chỉ tác động đến các Fixels đã tô màu trong một layer hoặc hình dạng được vẽ trên layer, mà không ảnh hưởng đến độ mờ đục của hiệu ứng đã áp dụng.

Bảng Layer là phương tiện quản lý một cách hữu hiệu.

3.3.1.2.Hiển thị bảng layer

Palette Layer liệt kê toàn bộ các lớp có trong hình ảnh, tổ hợp lớp, hiệu ứng lớp trong hình ảnh. Các nút command trên palette Layer giúp ta thực hiện nhiều tác vụ, như tạo, che dấu, hiển thị,sao chép, huỷ bỏ lớp. Ngoài ra, các lệnh xử lý lớp còn được thực hiện trong Menu Layer..

Bật tắt Palette Layer

Thực hiện lệnh Window / Layer để mở Palette Layer nếu trên màn hình Palette layer chưa xuất hiện và ngược lại sẽ thực hiện thao tác đóng palette Layer khi palette này đang hiện diện trên màn hình. Chú ý để khi thác menu của Palette Layer. Bằng cách nhấn chuột tại nút tam giác ở góc phải trên của Palettte để truy cập lệnh xử lý lớp.

Hình 3.19: Bảng Layer

Thay đổi kích thước hình thu nhỏ của lớp

Chọn lệnh Palette Option từ Menu của Palette Layer sau đó chọn kích thước của hình thu nhỏ. Nếu ta tắt chế độ hiển thị hình thu nhỏ của lớp trên Palette Layer sẽ cho phép ta tăng tốc độ hoạt động của chương trình và sắp màn hình hiệu quả hơn.

Lớp BackGround

Khi tạo hình ảnh với nền trắng hoặc có màu, hình ảnh dưới cùng của Palette Layer mang tên BackGround ( lớp nền). Hình ảnh chỉ có thể có một lớp nền duy nhất mà thôi. Đối với lớp nền không thực hiện được lệnh thay đổi thứ tự xếp chồng, chế độ hoà trộn, hay đổi mờ đục của nền. Tuy nhiên ta có thể thay đổi lớp nền thành lớp thường để có thể thực hiện tất cả các yêu cầu trên.

Chuyển đổi nền thành lớp

Thực hiện nhấn đúp và lớp Background trong Palette Layer hoặc chọn( Layer New/Layer from Background.

Ấn định các tuỳ chọn trong hộp thoại.

Name: Tên lớp được dặt.

Mode: Chế độ hoà trộn của lớp.

Opacity: Độ mờ đục của lớp sau đó chọn Ok.

Chuyển đổi lớp thành nền

Chọn lớp cần chuyển đổi trong Palette Layer.

Thực hiện lệnh Layer/New/Background from Layer.

Khóa lớp

Có thể khóa hoàn toàn hoặc một phần lớp để bảo vệ nội dung. Khi khóa lớp biểu tượng ổ khóa hiển thị bên phải lớp, ổ khóa bị tô đen khi layer bị khóa toàn bộ, ổ khóa rỗng cho biết layer bị khóa một phần.

Lock transparent pixel: Ngăn không cho hiệu chỉnh các pixel trong suốt

Khi chọn biểu tượng, trên layer đang hiện hành có biểu tượng hình ổ khóa xuất hiện, điều này báo cho biế rằng vùng trong suốt của layer đã được khóa.

Hình 3.21: Khóa lớp không cho hiệu chỉnh Pixel

Lock image pixel: Không cho công cụ tô vẽ hiệu chỉnh hình ảnh. Nhấp chuột chọn biểu tượng ổ khóa xuất hiện và không cho tô màu đối tượng.

Lock Position: Không thể di chuyển hình ảnh trên layer.

Hình 3.23: Khóa lớp không cho di chuyển hình ảnh trên layer

Lock All: Khóa tất cả các thuộc tính của lớp. Nhấp chuột chọn trở lại để

mở khóa.

Hình 3.24: Khóa tất cả các thuộc tính của lớp

3.3.1.3.Các thành phần của Palette Layer

Hình 3.25: Các thành phần của Palette layer

Chế độ hòa Biểu tượng con mắt Biểu tượng nối lớp Tạo hiệu ứng lớp Độ mờ đục cho mẫu tô Hình thu nhỏ

của lớp Tên lớp Xóa lớp Tạo lớp mới Tạo lớp điều khiển Tạo hiệu

ứng lớp

Tạomặt nạ lớp

Độ mờ đục của layer

Các lệnh trong Menu Palette:

New Layer: Tạo lớp mới.

Duplicate Layer: Nhân đôi lớp. Delete Layer: Xoá lớp

Layer Properties: Đặt các thuộc tính lớp

Blending Option: Các tuỳ chọn hoà trộn của lớp.

Merge down:Trộn lớp hiện thời với lớp phía dưới thành một lớp duy nhất. Merge Linked: Trộn tất cả các lớp liên kết đang được hiển thị ảnh trong File Flatten Image: Làm phẳng các lớp tạo thành các lớp duy nhất.

Palette Option: Tuỳ chọn của lớp (dùng để thiết đặt kích thước hình thu

nhỏ của lớp).

Một phần của tài liệu Giáo trình Đồ họa ứng dụng (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)