Các chế độ màu (color Mode)

Một phần của tài liệu Giáo trình Đồ họa ứng dụng (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 45 - 46)

Chế độ RGB

Chế độ RGB sử dụng mô hình RGB bằng cách gắn giá trị cường độ cho mỗi điểm ảnh từ 0 (đen) đến 255 (trắng) đối với từng thành phần trong ảnh màu. Như vậy ảnh RGB sử dụng ba màu (tương ứng với ba kênh lưu trữ thông tin màu, xem thêm chương 8 làm việc với kênh để biết thêm chi tiết) để tái tạo màu bằng cách dịch 24 bit thông tin màu trên mỗi điểm ảnh. Điều này có nghĩa là: với hình ảnh có 8 bit biểu thị màu tương đương với Màu sắc =16,7 triệu màu có thể hiển thị trên màn hình; với hình ảnh có 16 bit hiển thị màu tương đương với màu sắc có thể hiển thị (hay còn gọI là hình 8 bit/kênh hoặc bit/kênh).

Chế độ CMYK

Chế độ CMYK biểu thị mỗi điểm ảnhbằng cách gán một giá trị %từng màu mực. Màu nhạt được gán giá trị tỷ lệ màu mực thấp, màu càng sậm tỷ lệ càng cao. Các màu xanh lơ, đỏ sen, vàng và đen biến thiên từ 0%- 100% để

Ta sử dụng chế độ CMYK khi chuẩn bị in ảnh. Việc chuyển đổi từ RGB thành CMYK sẽ kích họat tiến trình tách màu.

Trong quá trình xử lý ảnh cần chú ý các thông tin sau:

+ Nên hiệu chỉnh hình ảnh trong chế độ RGB (vì Photoshop hỗ trợ rất nhiều lệnh làm việc ở chế độ này) sau đó mới chuyển sang chế độ CMYK khi đem in.

+ Tuy CMYK là mô hình màu chuẩn nhưng khỏang tông màu chính xác của nó có thể thay đổi tùy thuộc vào máy in, mực in, điều kiện in… nên kết quả sẽ rất dễ sai lệch so với kết quả quan sát trên màn hình.

Chế độ Lab

Trong chế độ Lab các thành phần độ sáng (L) biến thiên từ 0- 100 (đen- trắng). Thành phần a (xanh lục- đỏ) và thành phần b (xanh dương- vàng) biến đổI từ +120 đến –120.

Màu Lab là mô hình trung gian mà Photoshop sử dụng khi chuyển đổi từ chế dộ màu này sang chế độ màu khác.

Một phần của tài liệu Giáo trình Đồ họa ứng dụng (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 45 - 46)