Không gian màu và chế độ làm việc của hìnhảnh

Một phần của tài liệu Giáo trình Đồ họa ứng dụng (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 43 - 45)

Chế độ màu (color Mode) quyết định mô hình màu (Color Mode) dùng để hiển thị và in hình ảnh. Photoshop đặt các chế độ màu trên cơ sở những mô hình được thiết lập để mô tả và tái tạo màu sắc.Ngoài các mô hình màu RGB,CMYK, LAB, HSB Photoshop còn có các chế độ màu chuyên dụng: Bitmap, GrayScale, Doutone, Index color hay Multi Chanel.

Chế độ màu không những quyết định số lượng màu có thể hiển thị trong hình ảnh, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các kênh màu trong hình ảnh và kích thước của tệp tin khi được lưu của hình ảnh.

3.4.1.1.Các mô hình màu cơ bản

Mô hình RGB

Sử dụng 3 màu: Red, Green và Blue (đỏ, xanh lục và xanh dương).

Phần lớn các màu sắc khác nhau đều được ta biểu thị bằng cách pha trộn ánh sáng của ba màu này theo tỉ lệ và cường độ khác nhau.

Khi pha trộn ba màu này với nhau (100%) sẽ tạo ra các màu Cyan; Magenta; Yelow và White.

Do các màu RGB kết hợp để tạo ra màu trắng, chúng còn được gọi là màu cộng (Additive color).

Mô hình màu RGB được sử dụng cho các thiết bị máy chiếu, đèn, vidieo và màn hình (ví dụ máy tính được tạo hình bằng cách phát sáng các điểm phosphor đỏ, xanh lục và xanh dương).

Mô hình màu CMYK

Nhóm màu Cyan; Magenta; và Yelow:

Khi pha trộn ba màu này với nhau (100% ) sẽ tạo ra các màu Red; Green; Blue và Black.

Mô hình CMYK dựa trên khả năng hấp thu của mực in trên giấy. Khi ánh sáng trắng chiếu vào mực, một phần quang thổ bị hấp thu và một phần được phản xạ trở lại mắt. Về lí thuyết các màu Cyan (xanh lơ), Magenta (đỏ đen), Yelow (vàng) kết hợp với nhau có thể hấp thụ tòan bộ màu sắc và tạo ra màu đen. Song các mực in đều chứa tạp chất, nên ba mực này tạo nên màu nâu bùn do đó phải được pha trộn thêm mực Black (đen) để tạo ra màu đen thực sự.

Do các màu CMYK kết hợp với nhau để tạo ra màu đen, chúng còn được gọi là màu trừ (subtrative color).

Nhận xét: Mỗi khi ta sử dụng hai màu nào đó trong một mô hình màu để trộn vào nhau ta sẽ được màu của mô hình màu kia. Ví dụ: trộn hai màu red và blue cùng tỉ lệ ta sẽ được màu Magenta…

Do đó màu trừ (CMYK) và màu cộng (RGB) là những màu bù nhau. Mỗi cặp màu trừ tạo nên một màu cộng và ngược lại.

Mô hình màu LAB

Mô hình màu LAB dựa trên cơ sở của mô hình do CIE (Conmision Internationnale Eclairage) đề cử làm chuẩn đo màu quốc tế vào năm 1931. Đặc

điểm màu LAB độc lập với thiết bị, tạo màu ổn định bất kể thiết bị được dùng để tạo hoặc xuất ảnh. Màu Lab bao gồm các thông tin Lightnees (ánh sáng) và hai phần sắc độ A (dải màu biến thiên từ xanh lục sang đỏ cờ) và B (dải màu biến thiên từ xanh dương sang vàng).

Mô hình màu HSB

Đây là mô hình màu mô tả ba đặc tính màu sắc cơ bản theo cảm nhận của con người về màu sắc.

Hue (sắc độ) là màu phản xạ hoặc truyền qua một đối tượng. Trong bánh

xe màu chuẩn, HUE được biểu thị từ 0- 360 độ.Ví dụ: 0 độ:sắc đỏ; 120 độ:sắc xanh lục; 240 độ: sắc xanh dương.

Saturation (độ bão hòa): Cường độ hoặc độ thuần khiết của màu: được

biểu thị bằng tỉ lệ màu xám (sắc xám) trong sắc độ được tính từ 0%: xám đến 100%: bão hòa hoàn toàn

Brightnees (độ chói) là độ sáng hoặc tối của màu được tính từ 0%: đen-

100% trắng.

Chú ý: Chỉ có thể ứng dụng mô hình HSB trong Photoshop để định màu bằng Palette color hoặc Color Picker nhưng không có chế độ HSB dùng để tạo và hiệu chỉnh hình ảnh.

Mô hình HSM A: độ bão hòa; B: sắc độ màu; C: độ chói; D: tất cả sắc độ

Một phần của tài liệu Giáo trình Đồ họa ứng dụng (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 43 - 45)