Tạo các hiệu ứng cho lớp

Một phần của tài liệu Giáo trình Đồ họa ứng dụng (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 36 - 39)

3.3.3.1.Công cụ của hiệu ứng lớp

Photoshop cho phép ta áp dụng các hiệu ứng đối với hình ảnh trên lớp làm nhanh chóng thay đổi diện mạo của nội dung lớp. Hiệu ứng lớp liên kết với nội dung lớp. Khi ta di chuyển hoặc hiệu chỉnh nội dung lớp, hiệu ứng tự động thay đổi theo.

3.3.3.2.Cách sử dụng hiệu ứng lớp

Thực hiện một trong các thao tác sau:

- Vào Layer/ Layer Style/ Blending options chọn hiệu ứng muốn áp dụng. - Nhấn chuột tại biểu tượng tạo hiệu ứng lớp Add A Layer Style phía dưới Palette Layer.

- Sau đó thiết lập các giá trị thích hợp trong hộp thoại mới xuất hiện rồi nhấp OK.

Biên tập hiệu ứng lớp:

- Để sao chép 1 hiệu ứng lớp ta chọn lớp hiệu ứng rồi vào Layer/ Layer Style/ CopyEffescts, sau đó chọn lớp muốn dán hiệu ứng lớp này rồi vào Layer/ Layer Style/Paste Effescts.

- Để sao chép hiệu ứng cho cùng lúc nhiều lớp ta Link các lớp muốn dán hiệu ứng lại rồi làm như mục a như đã nói trên.

- Để gỡ bỏ 1 hiệu ứng lớp ta chọn lớp đó rồi vào Layer/ Layer Style/ khử bỏ dấu chọn bên cạnh tên của hiệu ứng hoặc nhấp vào lệnh Clear Effects.

3.3.3.3.Các loại hiệu ứng lớp

Bảng hộp thoại hiệu ứng xuất hiện theo danh sách các hiệu ứng được liệt kê bên trái. Nhấp chuột chọn ô để áp dụng xác lập mặc định mà không hiển thị tuỳ chọn dành cho hiệu ứng đó. Nhấn chuột vào tên hiệu ứng để truy cập tuỳ chọn của nó được xuất hiện ở bên phải.

Hộp thoại Photoshop Layer Style. Nhấn chuột chọn ô áp dụng xác lập ngầm định mà không hiển thị tuỳ chọn dành cho hiệu ứng đó.

Hình 3.27: Hiệu ứng lớp

Nhấp chuột vào tên hiệu ứng để truy cập tuỳ chọn của nó được xuất hiện ở bên phải.

Hộp thoại Photoshop Layer Style. Nhấp chuột chọn ô áp dụng xác lập ngầm định mà không hiển thị tuỳ chọn dành cho hiệu ứng đó.

Nhấp chuột vào tên hiệu ứng để trịu cấp các tuỳ chọn cụ thể của hiệu ứng nếu muốn hiệu chỉnh.

Dưới đây là hiệu ứng lớp được thực hiện trong Layer Style:

Drop Shadow: Hiệu ứng bóng chìm sau lớp (tạo cảm giác hình ảnh nổi trên nền).

Inner Shadow: Hiệu ứng bóng góc bên trong, bóng đổ xuất hiện bên trong

đường biên của nội dung lớp, làm cho lớp dường như lùi lại.

Outer Glow: Hiệu ứng vùng màu bên ngoài. Inner Glow: Hiệu ứng vùng màu bên trong.

Belvel and Emboss: Hiệu ứng chạm nổi và vạt cạnh bằng cách thêm tổ hợp vùng sáng tối khác nhau cho lớp.

Satin: Áp dụng sắc độ cho thành phần bên trong lớp nhằm phản ánh hình

dạng của lớp và tạo ra hiệu ứng đánh bóng satin.

Color, Gradient, và Patern OverLay Tô đày nội dung bằng màu,

Gradient, hoặc hoạ tiết.

Stroke Vẽ viền trên lớp hiện hành bằng màu sắc, Gradient, hoặc họa tiết. Hiệu ứng thường được áp dụng với lớp có đường nét như chữ.

3.3.3.4.Ấn định các tuỳ chọn của hiệu ứng

Việc ấn định các tuỳ chọn của hiệu gồm các thông tin sau (các tuỳ chọn này thay đổi tuỳ thuộc vào hiệu ứng được chọn liệt kê ở phần trên):

Angle: Góc chiếu sáng tại đó hiệu ứng được áp dụng cho lớp. Ta có thể quy

định góc toàn cục áp dụng cho mọi hiệu ứng lớp trong ảnh; cũng có thể gán góc cục bộ chỉ áp dụng cho một hiệu ứng lớp cụ thể. Nếu sử dụng góc toàn cục, hình ảnh được chiếu sáng từ một nguồn sáng không đổi.

Blend mode: Xác định chế độ hoà trộn của hiệu ứng so với lớp bên dưới, có thể hoặc không kèm theo lớp hoạt động hiện thời. Ví dụ, Inner Shadow hoà trộn với lớp hoạt động vì hiệu ứng được vẽ trên bề mặt lớp đó, nhưng Drop Shadow chỉ hoà trộn với những lớp bên dưới lớp chứa hiệu ứng hiện thời. Trong hầu hết trường hợp, chế độ hoà trộn mặc định dành cho hiệu ứng luôn tạo kết quả thoả đáng nhất.

Anti- alias: Hoà trộn các điểm ảnh của đường viền trong hiệu ứng

Contour.

Choke: Thu ngắn các đường biên của Inner Shadow hoặc Inner Glow trước khi làm nhoè.

Color: Định rõ màu của Shadow, Glow hoặc Hightlight. Kích chuột tại ô màu sau đó chọn màu cần sử dụng cho hiệu ứng.

Contour: Với quầng sáng có màu thuần, cho phép ta tạo các vòng trong suốt. Với quầng sáng có màu biến thiên, giúp tạo biến thể theo chu kỳ màu biến thiên và độ mờ đục. Với hiệu ứng chạm nổi (Emboss) và vát xiên (Bevel), Contour giúp quyết định cách thức của đường chạm nổi hay khắc chìm đó.

Distance: Định khoảng cách dịch lệnh của hiệu ưng bóng hoặc sa tanh. Depth: Định rõ độ sâu của hiệu ứng vát xiên và tỉ lệ kích thước.

Gradient: Định rõ khoảng biến thiên màu của hiệu ứng của lớp. Noise: Định rõ số lượng phần tử ngẫu nhiên.

Opacity: Độ mờ đục của hiệu ứng lớp. Pattern: Kiểu họa tiết của hiệu ứng lớp.

Size: Ấn định khoảng mở hoặc kích cỡ của bóng đổ. Spread: Giãn rộng đường biên trước khi làm nhoè. Style Xác định kiểu vát xiên.

Một phần của tài liệu Giáo trình Đồ họa ứng dụng (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 36 - 39)