II. Nhóm cổ đông
Đánh giá về triển vọng
Đánh giá về triển vọng ngành
• Các đơn hàng từ các quốc gia thành viên CPTPP như Canada, Australia, New Zealand đổ vào Việt Nam sẽ tăng lên nhằm hưởng các ưu đãi thuế quan.
• Các nhà nhập khẩu Mỹ đang và sẽ chuyển bớt đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam do lo ngại chiến tranh thương mại.
• Khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ cắt giảm thuế xuất nhập khẩu hàng may mặc xuất xứ Việt Nam từ 12% xuống 0%. Nhờ vậy, các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam có thể mong đợi tăng thị phần (hiện đang ở mức khiêm tốn 2%-3%) lên mức cao hơn khi EVFTA có hiệu lực.
• Xu hướng hàng Athleisure – Xu hướng thời trang thể thao rất phát triển vào cuối năm 2018 và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong năm 2019.
• Theo Euromonitor, quy mô doanh thu ngành dệt may toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức CAGR 4,6%/năm từ 2016 đến 2021, đạt doanh thu ước tính 1.659,5 tỷ vào năm 2021, chủ yếu do tiêu thụ sản phẩm may mặc toàn cầu tăng cũng như tăng giá bán trung bình sản phẩm dệt may đặc biệt tại các nước đang phát triển.
Bên cạnh những triển vọng thuận lợi trên, Công ty cũng đối mặt với áp lực lớn từ các yếu tố: Cạnh tranh về giá, về mẫu mã và chất lượng có xu hướng diễn ra gay gắt hơn. Để tận dụng tốt những triển vọng này Công ty cần
Đánh giá về triển vọng chung kinh tế toàn cầu
Năm 2019 tăng trưởng kinh tế các nước được dự báo giảm, chính sách tiền tệ diễn biến phức tạp, lãi suất tăng. Tác động của tăng lãi suất sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. .