Sự quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai của chính quyền các cấp

Một phần của tài liệu 7507_BC TK chuong trinh Dai Quoc gia (Trang 31)

V. KHÓ KHĂN, TỒN TẠ

1. Sự quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai của chính quyền các cấp

- Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình quốc gia bao gồm các nội dung, giải pháp rất cụ thể, đồng thời ban hành Chỉ thị quán triệt, chỉ đạo các Bộ, các địa phương tổ chức thực hiện, nhưng thực tế nhiều địa phương chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức, nhất là một số tỉnh, thành phố chưa tổ chức quản lý đàn chó.

- Bệnh Dại là bệnh có thể phòng và loại trừ được nếu cả hệ thống chính trị của địa phương quan tâm chỉ đạo quản lý đàn chó, tiêm phòng vắc xin Dại cho chó và tuyên truyền điều trị dự phòng cho người bị chó mắc hoặc nghi mắc bệnh Dại cắn. Tuy nhiên, qua kết quả tổng kết của cả giai đoạn 2017-2021 cho thấy, một số địa phương (điển hình như các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắk, Đắk Nông, Bình Định, Phú Yên, Tây Ninh, Bình Thuận và Bến Tre) thường xuyên có báo cáo ca bệnh Dại trên người trong suốt cả giai đoạn, phản ánh rất rõ nguyên nhân triển khai công tác phòng chống bệnh Dại ở những địa phương này còn bất cập, cụ thể: không hoặc hạn chế trong việc quản lý đàn chó, chưa thống kê được chính xác số lượng đàn chó; tỷ lệ tiêm phòng trên đàn chó rất thấp (…%); chó thả rông với số lượng lớn; thiếu hoặc chưa bố trí kinh phí chủ động hỗ trợ cho triển khai các hoạt động phòng chống bệnh Dại, công tác thông tin tuyên truyền về sự nguy hiểm của bệnh Dại cũng như việc điều trị dự phòng cho người bị chó mắc hoặc nghi mắc bệnh Dại cắn …

- Công tác phòng chống bệnh Dại nói riêng gặp nhiều hạn chế do dịch bệnh Covid-19 xảy ra ở nước ta từ năm 2020 đến nay gây nhiều khó khăn cho công tác rà soát quản lý đàn chó, số lượng tổng đàn, tổ chức tiêm phòng,... đặc biệt gián đoạn trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Một phần của tài liệu 7507_BC TK chuong trinh Dai Quoc gia (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)