V. KHÓ KHĂN, TỒN TẠ
3. Quản lý đàn chó
- Ý thức của người chăn nuôi về phòng, chống bệnh Dại còn nhiều hạn chế: (i) Không chủ động việc kê khai, đăng ký đàn chó mèo với chính quyền, không phối hợp trong khai báo thống kê đàn chó, không tiêm phòng cho chó nuôi; (ii) Nuôi chó thả rông, không xích nhốt vẫn phổ biến; (iii) Không chấp hành việc tiêm phòng cho đàn chó mèo; (iv) Không thực thi các quy định xử phạt....
- Trách nhiệm của chính quyền một số địa phương trong công tác phòng chống bệnh Dại: (i) Chưa nghiêm túc chỉ đạo, rà soát quản lý các hộ nuôi chó, thống kê đàn chó trên địa bàn, chưa quản lý tốt chó nuôi nhất là chó mới phát sinh, đa số chỉ là thống kê để phục vụ công tác tiêm phòng vắc xin Dại; (ii) Chưa chỉ đạo quyết liệt công tác tiêm phòng vắc xin Dại theo quy định của Luật Thú y; (iii) Rất ít địa phương thành lập tổ, đội bắt giữ chó thả rông, thiếu cơ chế hoạt động,
duy trì; (iv) Chưa xử lý nghiêm các trường hợp chống đối, vi phạm quy định của Nhà nước, chưa áp dụng chế tài xử lý vi phạm hành chính đối với chủ nuôi không chấp hành quy định về quản lý chó mèo nuôi, không chấp hành việc tiêm phòng cho đàn chó mèo, thả rông chó mèo; (v) Chưa thường xuyên thông tin, tuyên truyền về sự nguy hiểm của bệnh Dại có thể lây sang người, lợi ích của tiêm phòng vắc xin Dại, cũng như các chính sách cho chủ hộ nuôi chó biết và tự giác thực hiện phòng, chống bệnh Dại.
- Trình độ, năng lực, số lượng của lực lượng thú y cơ sở còn rất hạn chế; người bắt giữ chó không có kỹ thuật nên rủi ro cao, chó là động vật hung dữ, có thể tấn công người.
- Ở nhiều địa phương, thú y phụ trách các bản không hoạt động do không còn được hỗ trợ; nhân viên thú y ở nhiều xã đã bỏ việc do phụ cấp thấp.
- Việc thông tin, báo cáo, công tác phòng, chống bệnh Dại từ nhân viên thú y cấp xã đến Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp cấp huyện, Chi cục Chăn nuôi và Thú y còn hạn chế, không kịp thời. Bệnh Dại được phát hiện chủ yếu do người dân cung cấp thông tin trực tiếp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc qua điều tra ngược từ người đi tiêm phòng Dại.
- Khi dịch bệnh xảy ra, nhận thức của cộng đồng về Dại được tăng lên. Tuy nhiên, khi dịch bệnh Dại lắng xuống, sự quan tâm của xã hội, người dân cũng giảm theo, xuất hiện tư tưởng chủ quan ngay cả ở một số lãnh đạo cơ sở.