V. KHÓ KHĂN, TỒN TẠ
11. Hệ thống thú y của địa phương
- Từ cuối năm 2018 đến nay, nhiều địa phương đã thực hiện việc sáp nhập cơ quan thú y cấp tỉnh thành trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp; cơ quan thú y cấp huyện được sáp nhập thành trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp nhưng việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật bị trì trệ, không hiệu quả, có nhiều tồn tại, bất cập như: Không tổ chức chủ động giám sát, kịp thời nắm bắt thông tin và báo cáo tình hình dịch bệnh; không tổ chức thực hiện việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng; không triển khai tiêm phòng vắc xin; không thực hiện các biện pháp kiểm dịch xuất, nhập vào địa bàn cấp tỉnh; không xử lý các trường hợp vi phạm,...
- Mô hình trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Nông nghiệp huyện làm dịch vụ thường không chấp nhận việc ký hợp đồng tham gia tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo do thực tế khó thực hiện, dẫn đến kết quả tiêm phòng không cao tại địa bàn đó.
- Nguồn nhân lực bị cắt giảm cơ học do tinh giản biên chế của hệ thống thú y các cấp, dẫn đến tình trạng vừa không đủ người, vừa không có đủ công chức để thực hiện việc kiểm dịch động vật, cũng như các hoạt động thú y khác.
- Nhiều địa phương không bố trí kinh phí trả thù lao hoặc có bố trí nhưng mức trả rất thấp so với chi phí thực tế cho người tham gia phòng, chống dịch Dại
nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động nhân lực tham gia phòng chống dịch.
- Phụ cấp cho nhân viên thú y xã thấp, thủ tục thanh toán phức tạp, do vậy chưa khuyến khích được nhân viên thú y xã gắn bó lâu dài và tích cực hoạt động. Một số địa phương chỉ có phụ cấp hàng tháng cho trưởng thú y xã, thú y viên không có phụ cấp nên khó khăn trong việc huy động tham gia phòng, chống dịch và tiêm phòng vắc xin Dại trên động vật.