Tiêm phòng vắc xin Dại trên động vật

Một phần của tài liệu 7507_BC TK chuong trinh Dai Quoc gia (Trang 33 - 34)

V. KHÓ KHĂN, TỒN TẠ

4. Tiêm phòng vắc xin Dại trên động vật

- Công tác triển khai tiêm phòng vắc xin Dại của một số chính quyền địa phương còn thiếu quan tâm; chỉ đạo tiêm phòng đạt kết quả chưa cao, thiếu việc đôn đốc, kiểm tra, việc tiêm phòng còn khoán trắng cho nhân viên thú y; chưa kiên quyết áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm trong công tác phòng, chống dịch theo quy định pháp luật.

- Công tác tiêm phòng Dại cho đàn chó mèo nuôi ở một số địa phương không triệt để, việc lập kế hoạch tiêm phòng Dại hằng năm cho đàn chó nuôi của không dựa trên số lượng chó nuôi thực tế mà chủ yếu dựa vào số lượng chó được tiêm phòng của năm trước để giao chỉ tiêu tiêm phòng cho năm sau. Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho đàn chó trên toàn quốc còn rất thấp (49,2%), nhiều khu vực đạt 10%, trong khi để khống chế bệnh Dại, tỷ lệ này phải đạt tối thiểu là 70%.

- Chưa bố trí lực lượng tham gia vây bắt giữ chó hỗ trợ cho thú y tiêm, chủ yếu do lực lượng thú y thực hiện. Chó là động vật hung dữ, có thể tấn công người. Chủ nuôi chó không hợp tác, hỗ trợ bắt, giữ chó cho cán bộ thú y khi tiêm

phòng. Cán bộ đi tiêm phòng không được tiêm vắc xin dự phòng trước phơi nhiễm cho người, chưa được trang bị công cụ để bắt giữ chó an toàn trước khi tiêm; chưa có chế độ hỗ trợ nếu không may bị chó cắn.

- Một số tỉnh miền núi có địa bàn rộng, địa hình phức tạp, số lượng chó thả rông lớn gây khó khăn trong việc quản lý đàn chó, giám sát bệnh Dại, bắt giữ chó để tiêm phòng.

Một phần của tài liệu 7507_BC TK chuong trinh Dai Quoc gia (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)