Ngôn ngữ kể mộc mạc, giản dị

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghệ thuật tự sự và trữ tình trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát (Trang 59 - 66)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Ngôn ngữ kể mộc mạc, giản dị

Nhƣ đã trình bày ở chƣơng 1, sáng tác của Cao Bá Quát trong đó có thơ chữ Hán thƣờng hƣớng tới hai đặc điểm cơ bản là sự tự nhiên và phóng khoáng. Ông luôn coi trọng sự chân tình, mộc mạc vì vậy ngôn ngữ trong thơ của Chu Thần thƣờng rất tự nhiên, giản dị.

54

Ngay từ khi còn trẻ, Cao Bá Quát đã đƣợc biết đến là ngƣời "giỏi văn, hay chữ". Nhiều khi ông có thể "ứng khẩu thành chƣơng", nhƣng thơ ông vẫn thể hiện đƣợc cảm xúc ngọt ngào và sâu lắng. Mặc dù hình tƣợng trong thơ Chu Thần thƣờng bay bổng, lãng mạn, nhƣng nhiều bài thơ chữ Hán của ông lại rất chi tiết, hiện thực với cách dùng từ ngữ gần gũi, quen thuộc, giản dị.

Đọc lại bài "Đạo phùng ngạ phu" (Dọc đƣờng, gặp ngƣời đói) của ông ta nhận thấy cả bài thơ là lời kể của tác giả về câu chuyện gặp một ngƣời khốn khổ và lời kể của anh ta về cảnh ngộ của mình. Lời thơ rất mộc mạc, giản dị nhƣ lời nói thƣờng ngày. Mặc dù chỉ tiếp cận văn bản qua phần dịch nghĩa nhƣng cũng có thể thấy các dịch giả đã cố gắng dịch sát với từ ngữ, ngữ nghĩa của nguyên tác nên ta có thể cảm nhận đƣợc cái dân dã, đời thƣờng trong giọng kể ở một số bài thơ của họ Cao.

(...Ta hỏi: "Anh đang lo phiền gì ?" Thƣa rằng: "Tôi vất vả từ lâu, Nhà nghèo, làm thuốc và coi bói, Lên sinh sống ở kinh kỳ.

Kinh kỳ chẳng có ai ốm. Thầy lang đầy dẫy nhƣ núi gò. Bơ vơ nhìn con đƣờng về,

Hết tầm mắt, chỉ thấy mây che mờ mịt. Ngày thứ hai, bán cái tráp không, Ngày thứ ba, nhịn cả hai bữa. Gặp ngƣời chỉ mừng hụt.

Muốn nói nhƣng tiếng đã khan"...)

Ngôn ngữ tự sự mộc mạc, giản dị. Chỉ là một câu chuyện về một anh thầy thuốc lên kinh kỳ khám bệnh nhƣng không gặp may, chẳng có ngƣời bệnh nào để cho anh khám nên ngày một ngày hai anh ta dần rơi vào cảnh đói phải bán cả đồ đạc sống cầm hơi. Anh ta trở thành một ngƣời đói rách. Câu chuyện rất đơn giản, đời thƣờng nhƣng cho ta thấy hoàn cảnh đáng thƣơng của ngƣời dân trong

55

cuộc sống bị đẩy đến bế tắc, cùng quẫn. Đằng sau những lời tự sự ấy là con mắt quan sát tinh tế và nhạy cảm của nhà thơ với một giọng thơ đầy cảm thông, chia sẻ. Tấm lòng của Cao Bá Quát dƣờng nhƣ luôn mênh mông, đầm ấm nhƣ vậy. Ông để tâm và yêu thƣơng đến những con ngƣời nhỏ bé, tội nghiệp, những ngƣời ở tầng lớp dƣới đáy của xã hội. Có lẽ vì họ, vì sự công bằng và hạnh phúc của họ nên ông đã đứng lên phất ngọn cờ khởi nghĩa sau này.

Có thể nói, bên cạnh nhiều bài thơ sử dụng ngôn ngữ trang trọng với hình ảnh lãng mạn, bay bổng, đặc biệt là dùng nhiều điển tích thì những bài thơ có ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu cũng chiếm số lƣợng tƣơng đối nhiều trong thơ Cao Bá Quát. Trong bài thơ Kim nhật hành (Bài hành "Hôm nay") tác giả viết:

"Tạc dạ sậu hàn sinh

Kiết kiết nghiêm phong thích Hiểu lai sương lộ thấu y thường Mạch thượng bất kiến hành nhân tích Kim nhật thoái hàn y

Liệt liệt lưu hy hách

Phiền thâm nhiệt trọng bất thăng sam Ỷ trụ bồi hồi hãn như trích

Ô hô ! Hàn thử biến thái thúc hốt gian"

(Đêm trƣớc, trận rét bất thình lình

Ào ào cơn gió thổi lạnh buốt, cây rụng lá Sáng ra, sƣơng móc thấm áo xiêm

Trên đƣờng không thấy vết chân ngƣời đi lại Hôm nay hết rét rồi

Ánh mặt trời hừng hực tỏa ra

Bức bối khó chịu, chiếc áo lót mình cũng không dám mặc Tựa cột bồn chồn, mồ hôi nhỏ giọt

56

Tác giả đã kể lại một việc rất bình thƣờng trong cuộc sống nhƣng qua những vần thơ và tài quan sát của Chu Thần khiến cho chúng ta cảm thấy rất ấn tƣợng. Đó là sự thay đổi bất ngờ của thời tiết. Nhà thơ kể rằng đêm hôm trƣớc có một trận rét "bất thình lình", gió thổi ào ào, lá cây rụng. Sáng hôm sau sƣơng rơi nhiều làm cho mọi vật đều trở nên lạnh cóng, ngoài đƣờng cũng ít ngƣời đi lại. Vậy mà đến hôm nay đã hết rét, mặt trời chiếu sáng xua tan cái giá lạnh, thậm chí còn mang cái nóng nực đến làm chảy cả mồ hôi. Câu chuyện về sự thay đổi của thời tiết đƣợc tác giả kể lại bằng những từ ngữ rất mộc mạc, quen thuộc, toát lên nét giản dị cho bài thơ.

Nhƣng nếu chỉ dừng lại ở những điều giản đơn, bình dị ấy thì không thể tạo nên một Cao Bá Quát với tầm vóc "khổng lồ" trong thơ ca đến nhƣ vậy. Ở hai câu kết tác giả viết:"Bất tri lai nhật thử hoặc hàn/ Như hà cửu tọa linh tâm

toan" (Nào ai biết ngày mai nóng hay rét?/ Sao cứ ngồi đây mãi cho lòng xót

xa!) thì không còn là chuyện của thời tiết nóng lạnh thất thƣờng, thay đổi khí hậu nữa mà đó là chuyện của cuộc sống, của lòng ngƣời ấm lạnh. Hai câu cuối đƣa ngƣời đọc trở lại những trăn trở, lo lắng trong tâm hồn của thi nhân. Và chính hai câu thơ kết bài đã làm nên tầm vóc vĩ đại của một hồn thơ tƣởng nhƣ đơn giản!

Trong bài "Cửu nhật cảm tác" (Ngày 9 tháng 9 cảm tác), Chu Thần viết:

"Cựu nghiệp hoang yên lý Tân cư tế vũ trung

Kim triêu huống trùng cửu Liên nhật hựu thu phong Đại tạo vô di chú

Ngô sinh tự chuyển bồng Tiêu điều đối tôn tửu Tu sát cúc hoa tùng"

57

Nhà cửa mới thì lồng mƣa bụi Huống chi đêm nay là tiết trùng cửu Luôn mấy hôm lại có gió thu

Trời xanh đúc thành muôn vật, không bỏ sót một thứ gì Đời mình chuyển dời nhƣ cỏ bồng

Thấy cảnh đìu hiu, đối mặt với bầu rƣợu Thẹn chết với bụi hoa cúc kia)

Tác giả đã tả về cảnh vật, tiết trời,... bằng một vài nét tiêu biểu. Sự vật, sự việc đƣợc nói đến trong bài thơ rất giản dị nhƣng lại có sức gợi rất lớn. Cảnh vật đƣợc thu lại qua từ "tiêu điều" (đìu hiu) và hình ảnh "tôn tửu" (bầu rƣợu) rồi cuối cùng đọng lại với cái "thẹn" của nhà thơ. Ngôn ngữ tự sự đƣợc tác giả sử dụng trong bài thơ rất mộc mạc, giản dị nhƣng lại chứa đựng tƣ tƣởng mang tầm vóc lớn lao của ngƣời anh hùng rơi vào nghịch cảnh.

Hay bài "Đoàn Tính bình nhân lai úy vấn tẩu bút đáp tặng" (Đoàn Tính sai ngƣời đến thăm viết nhanh đáp tặng)

"Nhất phong tân mính sổ hàng thư Thiều đệ nhân nhân ký trích cư Báo đạo tiên sinh do kiện tại

Nam song vân nguyệt tiếu đàm dư"

(Một gói chè xanh vài dòng chữ

Nơi xa xôi, nhân có ngƣời (vào) gửi cho kẻ đày ải Báo cho tiên sinh biết tôi còn đang khỏe

Mặc sức nói cƣời cùng trăng mây bên cửa sổ phía nam) là câu chuyện kể rất đơn giản của nhà thơ. Trong lúc ông đang bị giam trong nhà lao, một hôm bạn của ông là Đoàn Tính đã sai ngƣời đến thăm và gửi một gói chè xanh và viết cho ông vài lời thăm hỏi. Rất cảm động, ông đã đáp tặng bằng bài thơ cho bạn, nói rằng mình vẫn khỏe và vui sống trong nhà lao (Mặc

58

đằng sau đó ta thấy đƣợc tình cảm yêu mến, kính trọng và thƣơng cảm bạn bè đã dành cho ông, ngay cả lúc ông "sa cơ lỡ vận". Đó còn là tấm lòng biết ơn, biết quý trọng tình bạn của ông, để bạn đƣợc yên lòng ông đã viết rằng mình vẫn "mặc sức nói cười". Nhƣng thực chất cuộc sống trong cảnh lao tù tăm tối thì có lẽ chúng ta đều đã nghe nói đến. Bài thơ với cách tự sự rất giản dị, mộc mạc một lần nữa đã cho ngƣời đọc thấy đƣợc tấm chân tình và khí phách của Cao Bá Quát trong cảnh bị tù đày. Đồng thời cũng thể hiện nét đặc trƣng trong sáng tác văn chƣơng của Chu Thần: coi trọng sự chân tình, mộc mạc, bình dị.

Tóm lại, phƣơng thức tự sự trong thơ chữ Hán của Cao Bá Quát mang nét đặc sắc, riêng có của nhà thơ với cách tự sự rất đa dạng: tự sự trực tiếp và chân thực, thiên về miêu tả, biểu hiện tâm lí với nhịp kể và phƣơng thức kể chuyện linh hoạt với ngôn ngữ mộc mạc, giản dị. Điều đó để thể hiện chân thực cuộc sống và con ngƣời ông, một tài năng xuất chúng và một khí phách phi thƣờng. Những giá trị thơ ca của Chu Thần sẽ bền vững mãi cùng với thời gian và trở thành nguồn tƣ liệu quý giá cho các thế hệ mai sau.

59

Tiểu kết chƣơng 2

Nhƣ vậy, nghệ thuật tự sự trong thơ chữ Hán của Cao Bá Quát đƣợc biểu hiện rất phong phú, đa dạng, góp phần tích cực trong thể hiện thái độ, cảm xúc của tác giả từ phƣơng thức tự sự trực tiếp, chân thực, miêu tả và biểu hiện tâm lí với nhịp kể chuyện linh hoạt, ngôn ngữ kể mộc mạc giản dị. Dƣới ngòi bút tự sự ấy, tác giả không chỉ dựng lên một bức tranh sống động về vẻ đẹp của thiên nhiên quê hƣơng đất nƣớc, bức tranh hiện thực về cuộc sống khốn cùng của ngƣời lao động nghèo khổ trong xã hội phong kiến Việt Nam đầu thế kỉ XIX mà còn Thánh Quát còn tự họa lên bức chân dung của chính mình - một con ngƣời có hoài bão, ƣớc mơ cao đẹp mà nhƣ con chim bị chặt đứt đôi cánh.

Phƣơng thức tự sự chân thực, giản dị là minh chứng rõ nét cho phong cách nghệ thuật mang đặc trƣng riêng của Cao Bá Quát, vừa là kết quả của sự kế thừa văn học cổ điển vừa là sự sáng tạo của cá nhân nhà thơ. Nghệ thuật tự sự trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát mang giá trị hiện thực và nội dung nhân đạo sâu sắc, góp phần thể hiện nhân cách cao đẹp của nhà thơ.

60

Chƣơng 3

NGHỆ THUẬT TRỮ TÌNH TRONG THƠ CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁT

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghệ thuật tự sự và trữ tình trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)