8. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Biểu hiện trực tiếp
Bàn về thơ trữ tình, có nhiều quan niệm, đánh giá, nhận định khác nhau. Một nhà nghiên cứu đã cho rằng: "Thơ trữ tình biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của con ngƣời. Trong tác phẩm trữ tình, tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ... đƣợc trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu của tác phẩm. Ở đây, nhà thơ có thể biểu hiện cảm xúc cá nhân mình mà không cần kèm theo bất cứ một sự miêu tả biến cố, sự kiện nào. Ngƣời đọc cảm nhận trƣớc hết là thế giới nội tâm, là thái độ xúc cảm và tâm trạng của nhân vật trữ tình đối với con ngƣời, cuộc đời và thiên nhiên. Nhà thơ có thể không cần phải miêu tả kỹ về con ngƣời và những nguyên nhân cụ thể dẫn tới những tình cảm đó. Ðiều này chứng tỏ sự biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của tác giả là đặc điểm tiêu biểu, đầu tiên của tác phẩm trữ tình." [43]
Trong thơ chữ Hán của Cao Bá Quát, nghệ thuật trữ tình tiêu biểu ở hầu hết những sáng tác của ông đó là kiểu trữ tình biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của tác giả, đôi lúc có thể là trữ tình độc thoại nội tâm.
Có thể nói, thơ trữ tình của Cao Bá Quát gợi đƣợc ấn tƣợng sâu sắc trong lòng ngƣời đọc. Ở đây nhiều bài thơ đã bộc lộ trực tiếp hoàn cảnh, tâm trạng của tác giả, nhiều khi là cả cõi lòng rất sâu thẳm, thầm kín. Đó là lúc ông thể hiện rõ nhất những suy nghĩ, trăn trở và khát vọng trong lòng mình. Tìm hiểu về những bài thơ trữ tình tự bạch này của nhà thơ giúp ta hiểu sâu hơn về đời sống tâm hồn Chu Thần và sự am hiểu sâu sắc về những bất công, ngang trái trong thời đại mà tác giả đang sống.
Ông trực tiếp bộc lộ nỗi niềm thƣơng nhớ của mình trong một đêm mƣa:
"Tế vũ phi phi dạ bế môn
81
Bài thơ là cái nhìn của tác giả từ gần đến xa, từ con ngƣời đang tát nƣớc trên cánh đồng tới con đê, đám cỏ, bờ ruộng, những đám mạ... vừa có sự đối lập giữa màn sƣơng mù giá lạnh với cái áo tơi ngắn mỏng manh không đủ để xua tan giá rét của buổi sáng sớm. Đối lập giữa đôi tay cầm chiếc gầu nhanh thoăn thoắt với cái bụng đang cồn cào và đôi môi run lên vì đói, rét của ngƣời dân lao động. Đó là những hình ảnh đƣợc thu lại trong tầm mắt quan sát của một con ngƣời cảm nhận sự vật bằng cả con tim. Xa hơn chút nữa, "cạnh con đê dài" là nhiều đám cỏ đã đƣợc phá, xa nữa "ở ruộng bờ trên" là mạ đã đƣợc gieo.
Chỉ với bốn câu thơ ngắn tác giả đã họa lại chân dung ngƣời nông dân vất vả, đói rét rất đáng thƣơng. Những hình ảnh trong bài thơ rất đặc sắc và có giá trị gợi tả. Đó là tính họa trong thơ của Chu Thần. Đọc những câu thơ trên độc giả mãi ấn tƣợng về những ngƣời lao động chân lấm tay bùn đã phải vất vả cơ cực để rồi vẫn phải sống một cuộc sống đói khổ. Chính chân dung của ngƣời lao động ấy đã cho ta thấy đƣợc trái tim yêu mến, cảm thông của nhà thơ với những con ngƣời bất hạnh dƣới chế độ của nhà Nguyễn lúc bấy giờ. Ta càng hiểu rõ hơn về một cuộc sống mà Cao Bá Quát đã mong muốn mang đến cho những ngƣời lao động nghèo khổ ấy. Và vì họ mà ông đã không quản gian khổ, hi sinh đứng lên phất ngọn cờ khởi nghĩa.
3.3. Giọng điệu trữ tình
"Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trƣờng tƣ tƣởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tƣợng đƣợc miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xƣng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm..." [29, 134] và giọng điệu nghệ thuật đƣợc khẳng định rằng nó "không chỉ là yếu tố hàng đầu của phong cách nhà văn, là phƣơng tiện biểu hiện quan trọng của tác phẩm văn học, mà còn là yếu tố có vai trò thống nhất mọi yếu tố khác của hình thức tác phẩm vào một chỉnh thể. Các yếu tố tƣ tƣởng, hình tƣợng chỉ đƣợc cảm nhận trong một phạm vi giọng điệu nào đó, và nhờ đó mà ngƣời đọc thâm nhập vào thế giới tinh thần
82
của tác phẩm. Các tác phẩm văn học có giá trị đều thể hiện một giọng điệu đặc biệt, tiêu biểu cho thái độ, cảm xúc của tác giả, mà muốn hiểu tác phẩm ngƣời ta không thể bỏ qua đƣợc nó".[ 37]
Vậy, giọng điệu tác phẩm phụ thuộc vào cảm hứng chủ đạo, và các dạng cảm hứng khác nhƣ bi kịch, hài kịch, anh hùng, cảm thƣơng lãng mạn…
Giọng điệu đƣợc thể hiện ở tiếng nói và điểm nhìn của chủ thể, ở quan hệ của chủ thể tác giả đối với cái đƣợc miêu tả. Suy nghĩ về giọng điệu, M.Bakhtin lƣu ý tới vai trò thể hiện giọng điệu của các môtip và hình tƣợng.
Ví dụ Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đọc Truyện Kiều chúng ta có thể
thấy đƣợc những lời kêu thống thiết ở mọi trang sách dƣới nhiều hình thức trong tác phẩm...
Tình cảm thƣơng xót thể hiện từ nhân vật chính của tác phẩm, Thúy Kiều với cả cuộc đời dài dằng dặc những đau thƣơng. Không những thế, nhân vật cũng nhiều lần bày tỏ nỗi yêu thƣơng và đau đớn. Từ thƣơng cho số phận một ngƣời xa lạ là Đạm Tiên, thƣơng cho con ngƣời bị phụ bạc là chàng Kim, đến thƣơng cha mẹ và thƣơng chính bản thân mình:
Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình, xót xa.
Và tình thƣơng còn là tình cảm chủ đạo của các nhân vật chính diện trong tác phẩm "Truyện Kiều".[ 37]
Nhƣ vậy, giọng điệu tác phẩm là một hiện tƣợng nghệ thuật đƣợc tạo thành từ một hệ thống các yếu tố gắn kết, hô ứng nhau. Giọng điệu tác phẩm văn học đƣợc thể hiện qua các biểu hiện ngôn ngữ, nhƣng tự nó là một hiện tƣợng "siêu ngôn ngữ", gắn liền với hệ thống sự kiện, môtíp, hình ảnh đặc thù.
Trong thơ chữ Hán của Cao Bá Quát giọng điệu cũng là một phƣơng diện thể hiện tâm hồn, con ngƣời và nỗi lòng của Thánh Quát. Ở cuốn "Gương
mặt văn học Thăng Long", Nguyễn Huệ Chi đã nhận định rằng: "Là một tài thơ
trác việt ở nửa đầu thế kỉ XIX, thơ Cao Bá Quát có những cách tân nghệ thuật táo bạo, không còn là loại thơ "kỷ sự" của thế kỷ XVIII mà đã chuyển sang một
83
giọng điệu mới, kết hợp tự sự với độc thoại, cho nên lời thơ hàm súc, đa nghĩa, và mạch thơ hƣớng tới những đề tài có ý nghĩa xã hội sâu rộng". [5, 559].
Với nhiều biến cố, thăng trầm của cuộc đời nên thơ ca Cao Bá Quát mang giọng điệu đa dạng, đầy cảm xúc.
2.2.1. Giọng điệu kiêu hãnh, tự hào
Với lòng nhiệt tình, hăng hái của một chàng thanh niên vừa bƣớc vào đời, ông lều chõng ứng thi trong khi còn ít tuổi với kì vọng sớm đƣợc thi thố với đời, mang hoài bão khát vọng của mình, gắng gỏi trong thi cử mong đƣợc rạng danh. Tâm trạng này đã đƣợc ông thể hiện trong một bài thơ chữ Nôm:
“Năm Tân Tỵ bắt đầu đi thi Hương
Tóc còn trái đào đã theo chân các bậc người lớn Hướng về phía địch thủ, mạnh dạn tiến lên
Đưa ngòi bút làm cho người xung quanh đều kinh sợ”
(Năm mươi vần thơ cuộc sống) Giọng thơ thật mạnh mẽ, đanh thép, hào hùng của một con ngƣời tự tin bởi cái khí phách ngang tàng và tài năng hơn ngƣời của Cao Bá Quát. Ông đọc: thiên kinh vạn quyển, không sờn lòng trƣớc khó khăn trở ngại. Điều này đƣợc nhà thơ bộc bạch một cách ngạo nghễ qua “Tài tử đa cùng phú”. Với giọng điệu kiêu hãnh, tự hào tác giả đã bộc lộ tâm trạng đầy hứng khởi và niềm tin của một con ngƣời hăng hái, oanh liệt sẵn sàng vƣợt qua mọi khó khăn, thử thách để đi tìm ƣớc mơ, hoài bão của cuộc đời mình.
Tài năng và tấm lòng lo cho dân cho nƣớc cùng ƣớc ao xây dựng một cuộc đời tốt đẹp chúng ta sẽ thấy rất nhiều trong thơ của Cao Bá Quát. Có lần ông gửi gắm niềm hi vọng tốt đẹp của mình vào cuộc gieo trồng hạt mai giữa núi đồi. Ông muốn đem hột mai ném lên trên núi để sau này, khi mùa xuân đến ở đó sẽ thành một bức tranh cho mọi ngƣời xem chung (Tài mai - Trồng mai).
Một lần đi qua núi Dục Thúy, là một ngọn núi đẹp ở thị xã Ninh Bình đƣợc coi là cảnh đẹp của non sông đất nƣớc ông đã thể hiện niềm tự hào, kiêu
84
hãnh. Ông mong muốn đƣợc trèo lên đỉnh cao để hát vang gửi tấm lòng vào mây nƣớc:
"Thiên địa hữu tư sơn Vạn cổ hữu tư tự
Phong cảnh dĩ kỳ tuyệt Nhi ngã diệc lai thử Ngã dục đăng cao sầm Hạo ca ký vân thủy..."
(Trời đất có núi này, Muôn thuở có chùa này. Phong cảnh đã kỳ tuyệt, Lại thêm có ta đến đây.
Ta muốn trèo lên đỉnh cao ngất kia,
Hát vang lên để gửi tấm lòng vào mây nƣớc...)
(Quá Dục Thúy sơn- Qua núi Dục Thúy) Giọng thơ vui tƣơi, phấn khởi và đầy kiêu hãnh, khao khát của một ngƣời khảng khái, ý chí thật to lớn, nỗi lòng thật mênh mông.
Nhƣ vậy, nhiều bài thơ viết bằng chữ Hán của Cao Bá Quát mang giọng điệu kiêu hãnh, tự hào. Chúng ta bắt gặp ở đó là lòng hăng hái, đầy nhiệt huyết của một chàng thanh niên với hoài bão cao đẹp muốn đem tài sức của mình ra giúp ích cho đời. Đó còn là giọng thơ mạnh mẽ, đanh thép của một con ngƣời tự tin, tự hào vào năng lực của bản thân. Giọng điệu đó cho thấy khí phách và bản lĩnh hơn ngƣời của Cao Bá Quát.
2.2.2. Giọng điệu khuyên bảo, dặn dò
Không ít lần trong cuộc đời mình Cao Bá Quát đã cất lên tiếng thơ khuyên bảo bạn bè hoặc khuyên chính mình.
Ông có một ngƣời bạn đƣợc triều đình bổ nhiệm làm quan ở vùng đảo Cát Bà. Xƣa kia đó là vùng đất xa xôi, hẻo lánh nằm tách biệt hẳn với đất liền.
85
Việc này khiến cho ngƣời ra đi ít nhiều có lo ngại. Chu Thần đã động viên bạn bằng cách làm thơ tiễn chân bạn:
"...Thử bang phong thổ quân ưng thức, Tận thủy cùng sơn hành bất ước; Trượng phu tế ngộ an khả thường, Du nhận phương khan thí bàn thác..."
(...Phong cảnh xứ này anh nên biết, Khắp núi cùng sông đi cho hết, Trƣợng phu gặp gỡ chẳng dễ dàng, Gian nan thử sức, đá thử vàng !...)
(Tống Nghiêu Phong Nguyễn tể chi ly- Tiễn Nghiêu Phong Nguyễn...) Hay có lần ông cũng từng khuyên một ngƣời bạn khác bị lỗi đang làm Thị vệ phải đổi đi xa, trong bài thơ Đoàn Tính lâm hành bả tửu vi biệt tẩu bút dữ chi (Ông Đoàn Tính lúc sắp lên đƣờng, nâng chén từ biệt, viết chạy bài này
để tặng) tác giả mƣợn hình ảnh so sánh giữa "chim hạc" và "gà" để nói lên hoàn cảnh nghịch lí của ngƣời bạn. Một con ngƣời tài giỏi, trong sáng, thanh cao lại phải sống chung với bọn ngƣời đê tiện, hèn hạ nhƣ là "chim hạc" phải sống chung với bầy "gà". Đây cũng chính là tình cảnh của nhiều ngƣời tài trong xã hội phong kiến: bị ghen ghét, bị đố kị, hãm hại hoặc phải chung sống với đám tiểu nhân. Nói về việc này, Nguyễn Trãi đã có câu thơ:
"...Phượng những tiếc cao, diều hãy liệng Hoa thì hay héo, cỏ thường tươi"
[ Nguyễn Trãi, Tự thuật (bài 9)] Và ông đã khuyên bạn mình biết thời thế, biết giữ mình và hãy sống lạc quan. Đây là lời khuyên mộc mạc mà rất chân tình.
Trong những tháng ngày bị tù đày, tra tấn, hành hạ, ông đã nhiều lần bị giải từ ngục thất này đến ngục thất khác, bị tra tấn và những nhục hình man rợ nhất, sống những ngày đau khổ, uất hận. Trong hoàn cảnh đó có những ngƣời
86
bị mất hết tinh thần, cúi đầu chịu tội hoặc buông xuôi, chờ chết nhƣng ở Cao Bá Quát, đó là những ngày sức sống trỗi dậy mãnh liệt. Nhiều lúc ông đã tự khuyên mình, tự giữ vững tinh thần cho mình để vƣợt qua những tháng ngày đen tối đó.
Có khi ông tự nhủ:
"...Nội chí nhiếp ngoại khí Bất thụ bỉ lụ công..."
(Phải đem "chí" bên trong kìm giữ "khí" bên ngoài, Không để cho những sự lo nghĩ nhỏ nhen nó kích thích) (Chính nguyệt nhị thập nhất nhật di tống Thừa Thiên ngục tỏa cấm -
Ngày 21 tháng giêng, bị giải sang giam ở ngục Thừa Thiên )
Hay đặc biệt hơn, đó còn là những câu thơ ông viết có giọng điệu nhắc nhở, cảnh tỉnh đối với triều đình nhà Nguyễn hay đối với bọn thƣơng lái phƣơng Tây.
Cao Bá Quát đã sớm dự cảm đƣợc cái nặng nề trƣớc bóng đen của một tên đế quốc chủ nghĩa đang lần mò tới phƣơng Đông mà tiếng súng Nha phiến chiến tranh (1840) là một báo hiệu mở màn. Ở Hạ Châu ông đã có ý nhắc nhở những ngƣời Trung Hoa đang say sƣa xem diễn tuồng ở đấy hãy nhớ tới sự biến Hổ Môn mở đầu cho chiến tranh Nha phiến, một nỗi tủi thẹn mà mọi ngƣời dân Trung Hoa không bao giờ có thể quên đƣợc:
"... Hổ Môn cận sự quân tri phủ Thán tức hà nhân ủng tỵ khan"
(Việc ở Hổ Môn gần đây, các anh có biết không ?
Đáng phàn nàn cho ngƣời ai cứ nghểnh mũi ngồi xem !)
(Dạ quan Thanh nhân diễn kịch trường - Đêm xem ngƣời Thanh diễn kịch) Cao Bá Quát đã dự cảm đƣợc nguy cơ xâm lƣợc của phƣơng Tây và đƣa ra lời cảnh tỉnh đối với triều đình nhà Nguyễn hay đối với bọn thƣơng lái phƣơng Tây. Và lời dự báo đó của ông lịch sử đã cho thấy ngót một thế kỉ sau
87
là hoàn toàn chính xác. Điều đó cho thấy Cao Bá Quát là ngƣời có con mắt quan sát tinh tế và một cái nhìn nhạy cảm với tình hình chính trị, xã hội.
Cao Bá Quát là một ngƣời chân tình, sâu sắc và có tƣ tƣởng tiến bộ. Thơ chữ Hán của ông đã thể hiện tâm hồn con ngƣời ông qua giọng điệu khuyên bảo, dặn dò. Những lời khuyên ấy mộc mạc, chân tình mà thắm thiết, cho thấy một tâm hồn phóng khoáng, một tầm suy nghĩ và tƣ tƣởng đi trƣớc thời đại của Chu Thần.
2.2.3. Giọng điệu oán trách, bi phẫn
Nghệ thuật trữ tình trong thơ họ Cao còn là giọng đầy oán trách. Cao Bá Quát hăm hở bƣớc vào đời với tài năng đƣợc nhiều ngƣời nể trọng và một khí phách cao ngút trời của ngƣời quân tử xƣa, muốn đem năng lực và tấm lòng của mình ra giúp vua xây dựng một đất nƣớc thái bình, thịnh trị nhƣng giấc mộng đẹp đẽ ấy dần dần tan vỡ. Ông cay đắng nhận ra mặt trái của chốn quan trƣờng thời ấy, muốn giúp ngƣời tài cũng là giúp dân giúp nƣớc nhƣng ý tốt không đƣợc ai thấu hiểu, ông bị kết tội và bị giam cầm tù tội và còn liên lụy đến ngƣời khác. Những tháng ngày trong ngục tù khiến ông buồn khổ. Bài thơ Cửu nguyệt sơ thất nhật dĩ
trường sự hạ Trấn Phủ ngục (Ngày mồng 7 tháng 9 vì vụ trƣờng thi bị tống giam
nhà tù Trấn Phủ) thể hiện rõ tâm trạng của ông trong hoàn cảnh ấy. Ngay từ hai câu thơ mở đầu với nghệ thuật đối lập giữa sự "oai phong của nhà vua" với sự "lẻ
loi" của "bề tôi", giữa "phía thành ngoài" với "trong nhà giam" đã nêu lên hiện
thực cay đắng về sự khác biệt không gian giữa nhà thơ và triều đình nhà Nguyễn nhƣng đó cũng là ý thức rõ ràng của tác giả về sự khác biệt trong tƣ tƣởng, nhận thức của ông với giai cấp cầm quyền lúc bấy giờ. Nhƣ Nguyễn Huệ Chi đã nhận xét "Trong tình hình quy chế thi cử phong kiến khắc nghiệt làm cho bao nhiêu nhân tài bị rơi rụng một cách oan uổng, việc làm ấy, thật đúng nhƣ lời Cao quả quyết, là "tìm điều nhân" (Tìm điều nhân chƣa đƣợc đã vời tai họa đến)..." [5, 547]. Ông oán trách vì điều tốt mình làm lại trở thành tai họa, vì thƣơng ngƣời cùng cảnh ngộ với mình mà làm liên lụy đến ngƣời khác.