Sự kết hợp giữa nghệ thuật tự sự và trữ tình trong thơ chữ Hán

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghệ thuật tự sự và trữ tình trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát (Trang 94 - 107)

8. Cấu trúc luận văn

3.4. Sự kết hợp giữa nghệ thuật tự sự và trữ tình trong thơ chữ Hán

là khi ông ý thức rõ về hoàn cảnh đầy trớ trêu của mình. Một con ngƣời luôn khao khát đem tài năng và đức độ để phục vụ nhân dân, đất nƣớc nhƣng lại bị chính chế độ bảo thủ của triều đình lạc hậu đó hãm hại. Nhƣ con chim muốn tung bay lên bầu trời cao bị chặt đứt đôi cánh rộng, nhƣ con cá bị mắc vào lƣỡi câu, con ngƣời đầy nhiệt huyết và tài năng ấy đã gửi nỗi niềm oán hận, bi phẫn của mình vào những trang thơ thấm đẫm cảm xúc. Giọng điệu ấy góp phần thể hiện khát vọng và nhân cách cao cả của nhà thơ.

3.4. Sự kết hợp giữa nghệ thuật tự sự và trữ tình trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát Bá Quát

Nhƣ ở phần trên của luận văn này, ngƣời viết đã tách nghệ thuật tự sự và nghệ thuật trữ tình ra thành các yếu tố riêng để tìm hiểu cho cặn kẽ, thấu đáo. Nhƣng trên thực tế thì nghệ thuật tự sự và trữ tình trong nhiều sáng tác chữ Hán của Cao Bá Quát không hề tách rời khỏi nhau mà luôn có sự kết hợp hài hòa, bổ sung và hỗ trợ nhau tạo nên những giá trị, ý nghĩa lớn cho thơ ca của Chu Thần.

Nếu nhƣ nghệ thuật tự sự giúp tác giả tái hiện lại sự việc, hiện tƣợng của cuộc sống một cách chân thực thì nghệ thuật trữ tình bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của thi nhân trƣớc cuộc sống ấy. Nghệ thuật tự sự làm cho mạch thơ rõ ràng hơn thì nghệ thuật trữ tình giúp cho thi phẩm sâu sắc, gợi cảm hơn. Vì vậy, với tầm vóc của một nhà thơ lớn nhƣ Cao Bá Quát không thể thiếu sự kết hợp đặc sắc, độc đáo ấy.

Trong bài "Đằng tiên ca" (Bài ca cái roi song), một trong những bài thơ Cao Bá Quát viết sau khi bị đánh đập dã man trong nhà tù. Ông đã miêu tả cụ thể về việc bị xét hỏi và bị tra tấn và nói lên tâm trạng của kẻ phải hứng chịu đòn roi. Bài thơ vừa mang những nét đặc sắc của nghệ thuật tự sự vừa mang những nét tiêu biểu của nghệ thuật trữ tình. Ở bài thơ này, tác giả đã kể về thời gian, không gian diễn ra sự việc rất rành rọt: Đó là vào một ngày sau hôm rằm tháng chín, trời đã dịu mát, buổi sáng không có mặt trời nên u ám. Ngƣời tù

89

ngồi trên một chiếc giƣờng bị gãy thì có lính của bộ đến, gọi ra và giục đến công đƣờng. Ông bèn phải mang gông đi theo bọn lính. Sự việc diễn ra đƣợc ghi lại theo đúng trật tự trƣớc sau, đầu cuối rất cụ thể, chi tiết, khiến ngƣời đọc nhƣ đƣợc chứng kiến ngay trƣớc mắt mình vậy !

Lời kể nghe vừa nhƣ cái nhìn của ngƣời đứng ngoài cuộc để quan sát lại vừa mang cả tâm lí của ngƣời trong cuộc, đang phải hứng chịu trực tiếp những đòn roi ấy. Ở đây ta thấy nghệ thuật trữ tình đã đƣợc bộc lộ. Bởi lẽ đoạn thơ đã diễn tả cảm xúc của tác giả khi bị tra tấn: nỗi đau, niềm uất ức và tiếng kêu tuyệt vọng của ngƣời tù bị oan. Nhà thơ miêu tả hình ảnh cái roi quất vào ngƣời tù rất sinh động, chân thực và giàu sức gợi. Thông qua việc miêu tả trận đòn roi khốc liệt ấy nhà thơ đã vạch trần chế độ bất công, độc ác, thâm hiểm của nhà tù dƣới triều đình nhà Nguyễn với những đòn tra khảo tàn khốc nhằm biến những ngƣời vô tội thành tội phạm. Đó là biểu hiện của nội dung trữ tình trong đoạn thơ.

Khép lại bài thơ là những lời tâm sự tận đáy lòng của ngƣời tù Cao Bá Quát, là khí phách hiên ngang bất khuất của ông.

Những lời bộc bạch cho ta hiểu rõ hơn về nỗi lòng của ông trong hoàn cảnh đầy thử thách. Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh: "ta" - nhƣ - "mọi người", sử dụng nhiều câu cảm thán, nhịp điệu thơ thay đổi, câu ngắn xen lẫn câu dài (câu 37, 39 có 4 tiếng, câu 43 có 9 tiếng, các câu còn lại đều có 7 tiếng); Sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ: hình ảnh cây tùng, cây bách chết một nửa tƣợng trƣng cho ngƣời tù, con ngƣời quân tử nhƣng đang bị rơi vào nghịch cảnh là tác giả; "đứng

trơ trơ giữa trời rét mướt" tƣợng trƣng cho sự mạnh mẽ, cứng cỏi vƣợt qua gian

truân, thử thách của một con ngƣời có tấm lòng trong sáng và khí phách hiên ngang... và nhiều biện pháp nghệ thuật khác nữa. Tất cả kết hợp lại để thể hiện nội dung trữ tình đằm thắm và thiết tha. Qua đó, ngƣời đọc thấy đƣợc thái độ tự tin và nỗi băn khoăn, niềm mong ƣớc về một triều đình biết trọng ngƣời tài của Chu Thần. Ta càng thấy tiếc hơn cho Cao Bá Quát, một ngƣời có tài năng và đức độ, có hoài bão cao đẹp hƣớng về nhân dân, đất nƣớc nhƣng chỉ tiếc một nỗi là

90

ông sinh ra không gặp thời. Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, lạc hậu lúc bấy giờ chẳng những không trọng dụng mà còn thù địch với họ. Đó là con đƣờng diệt vong tất yếu của những kẻ ngu si, tàn bạo.

Nghệ thuật tự sự kết hợp với trữ tình đã đem đến cho ngƣời đọc một thi phẩm đặc sắc đồng thời góp phần tạo nên giá trị nhân văn trong sáng tác chữ Hán của Cao Bá Quát.

Bài “Phụ tương tử - Ngƣời mang tráp” (có bản dịch là Ngƣời vác hòm) cũng là một bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật tự sự và nghệ thuật trữ tình để dựng nên chân dung một con ngƣời bị đẩy đến đƣờng cùng trong xã hội cũ. Cao Bá Quát đã kể về tình cảnh khốn khổ, trớ trêu của một ngƣời phải bỏ làng quê ra phố phƣờng đi làm thuê vì nạn sƣu thuế nặng nề:

"Vũ vũ phụ tương tử Nhất bộ nhất hồi thán Hốt phùng y quan nhân Ác thủ lệ doanh nhãn ...

Khởi bất dục thường kiện Si cấu nhật giao tinh

Đường thượng sung phì cam Hạ tận sấu lộ tích..."

(Thất thểu ngƣời mang tráp

Mỗi bƣớc đi lại ngập ngừng than thở Bỗng gặp ngƣời áo khăn đứng đắn,

(Ngƣời ấy) nắm lấy tay, nƣớc mắt giàn giụa …

Ai chả muốn khỏe mạnh để làm ăn Nhƣng hàng ngày cứ bị đánh mắng luôn Trên nhà thì của ngon vật lạ đầy đủ,

91

Bài thơ kể lại việc Cao Bá Quát một lần tình cờ gặp một ngƣời với dáng vẻ “thất thểu”, vừa đi vừa cất tiếng than thở. Thấy tác giả ân cần hỏi han, ngƣời đó mới kể hết hoàn cảnh của mình. Hóa ra, anh ta từng có mƣời mẫu ruộng cũng tạm đủ sống, nhƣng rồi vì bị mất mùa, phải bỏ ruộng đi làm thuê làm mƣớn. Và vì không nộp đƣợc thuế mà anh ta phải bán sức mình cho một nhà buôn. Ở đó anh ta suốt ngày bị đánh mắng và phải chứng kiến nhiều cảnh bất công, vô lí. Chủ nhà thì đƣợc ăn uống thừa thãi toàn của ngon vật lạ còn những ngƣời ở thì đói ăn đến gầy trơ cả xƣơng. Anh ta làm mƣớn cực nhọc, vất vả nhƣng cũng cố gắng để kiếm chút tiền đem về quê đóng thuế, nhƣng không may sáng nay lại “lỡ tay” làm vỡ mất cái bình ngọc lƣu ly của ông chủ nên tiền công bị trừ hết.

Lời kể của tác giả đầy nỗi buồn thƣơng nhƣ một tiếng thở dài trƣớc hoàn cảnh trớ trêu của ngƣời mang tráp mà ông đã gặp. Mạch tự sự đơn giản, trực tiếp. Tác giả nhƣ chỉ ghi lại lời kể của ngƣời quen cũ trong cuộc gặp lại tình cờ nhƣng bên trong những lời tự sự ấy là rất nhiều tâm sự. Đặc biệt là nỗi lòng cảm thông của nhà thơ trƣớc tình cảnh vô cùng đáng thƣơng của ngƣời lao động. Nghệ thuật trữ tình của bài thơ đƣợc thể hiện qua những biện pháp nghệ thuật nhƣ là hình ảnh đối lập, nhịp điệu thơ và các thanh bằng trắc thay đổi, kết hợp với nhau để tạo nên những nét đặc trƣng của một tác phẩm trữ tình. Qua đó tác giả bộc lộ tình yêu thƣơng, sự cảm thông chia sẻ với những con ngƣời bất hạnh, đồng thời cũng nói lên hiện thực của xã hội tối tăm lúc bấy giờ.

Trong bài thơ Đăng khán sơn hữu hoài (Lên Khán Sơn có điều nhớ

mong), tác giả cũng kết hợp giữa nghệ thuật tự sự và trữ tình một cách hài hòa để vẽ nên một bức tranh phong cảnh rất đẹp bằng ngôn ngữ.

"Nhật xuất yên thu sơn khí giai Du nhiên thừa hứng ngẫu đăng đài Tản Viên Tam Đảo khuynh thiên hạ Nhĩ Thủy Tây Hồ súc địa lai..."

92

Thong dong theo con đƣờng tình cờ lên đài trên núi Tản Viên Tam Đảo đầy ngƣỡng mộ khắp thiên hạ Sông Nhĩ Hồ Tây rút đất lại đây...)

Câu thơ đầu nhƣ một cánh cửa mở ra với hình ảnh đƣợc miêu tả rất chi tiết, rõ nét: mặt trời vừa mọc, màn sƣơng khói còn giăng, cảnh núi đẹp. Bức tranh vào buổi sáng bình minh hiện lên qua tài quan sát và miêu tả của nhà thơ mang vẻ đẹp đặc trƣng của vùng núi, vừa tƣơi sáng vừa quen thuộc. Ở câu thơ tiếp theo, nhà thơ kể những bƣớc chân vô tình cùng với phong cảnh hữu tình đã đƣa mình lên "đài trên núi". Lời kể rất tự nhiên, nhƣ bƣớc chân của lữ khách vậy. Tiếp đó là tình cảm yêu mến, cảm phục khi nhà thơ đƣợc thu vào tầm mắt những cảnh đẹp nổi tiếng của đất Thăng Long (Tản Viên,

Tam Đảo, Sông Nhĩ, Hồ Tây). Cảnh vật nhƣ chìm trong khói mây, đẹp nhƣ

trong gƣơng dƣới con mắt say đắm của nhà thơ, khiến cho ông nhớ đến những ngƣời bạn xƣa mà ngồi buồn ngắm tuyết mai uống rƣợu một mình. Bài thơ có sự kết hợp giữa lời tả, lời kể và những cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ. Tác giả còn vẽ nên một bức tranh thiên nhiên rất đẹp mà ở đó cảnh vật đƣợc thu vào tầm mắt của một ngƣời đứng từ trên cao nhìn. Hình ảnh thơ có sự chọn lọc rất đặc sắc. Tác giả chỉ điểm qua vài cảnh vật tiêu biểu nhƣng qua đó đã cho thấy sự tinh tế và trái tim yêu mến của tác giả dành cho thiên nhiên đất nƣớc. Bài thơ khép lại với hình ảnh một con ngƣời ngồi một mình uống rƣợu giữa mây trời ngắm tuyết mai. Có thể nói, chất họa trong bài thơ đƣợc thể hiện cũng rất sắc nét, đó là miêu tả cảnh vật từ gần đến xa lại về gần, điểm nhìn thay đổi linh hoạt, bức tranh phong cảnh có mặt trời, sƣơng khói, núi non và có cả con ngƣời đầy suy tƣ. Miêu tả phong cảnh nhƣng bài thơ đƣợc khép lại bằng một chữ "tình" qua hình ảnh con ngƣời đầy tâm trạng. Nghệ thuật tự sự và trữ tình đã giúp cho thi phẩm vừa mang nét riêng trong phong cách của nhà thơ vừa thể hiện một tâm hồn tự do, phóng khoáng và bay bổng.

93

Kết hợp giữa nghệ thuật tự sự và trữ tình là phƣơng thức sáng tác đƣợc nhiều nhà thơ sử dụng. Nghệ thuật tự sự giúp sự việc đƣợc nói đến cụ thể, rõ ràng hơn và là hoàn cảnh làm nảy sinh cảm xúc, tâm trạng. Thƣờng là nhân vật, hoàn cảnh... đƣợc giới thiệu qua nghệ thuật tự sự, từ đó những suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng đƣợc bộc lộ qua nghệ thuật trữ tình. Sự kết hợp này tạo tính hàm súc và tính hấp dẫn cho tác phẩm thơ. Trong bài thơ Độc Tiểu Thanh kí (Đọc

Tiểu Thanh kí) nhà thơ Nguyễn Du đã viết:

"Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư, Độc điếu song tiền nhất chỉ thư. Chi phấn hữu thần liên tử hậu, Văn chương vô mệnh luỵ phần dư. Cổ kim hận sự thiên nan vấn, Phong vận kì oan ngã tự cư..."

(Vƣờn hoa bên Tây Hồ đã thành bãi hoang rồi, Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trƣớc cửa sổ.

Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết, Văn chƣơng không có số mệnh mà cũng bị đốt dở.

Những mối hận cổ kim khó mà hỏi trời đƣợc...)

Mở đầu bài thơ là cảnh hoang tàn ở Tây Hồ. Vùng đất trƣớc kia là vƣờn hoa đẹp đẽ nhƣng giờ đã thành một nơi đổ nát, hoang vu. Lời kể ngắn gọn, khách quan qua câu chữ nhƣng chứa đựng sau đó là tâm trạng xót xa, tiếc nuối của tác giả vì sự thay đổi tàn khốc (tẫn) của cảnh vật. Nhà thơ kể về hoàn cảnh "gặp gỡ" nàng Tiểu Thanh: "qua một tập sách đọc trước cửa sổ". Những câu thơ tiếp sau tác giả bộc lộ tâm trạng cảm thông, thƣơng xót và tiếc nuối trƣớc số phận bất hạnh của ngƣời con gái tài hoa, xuân sắc. Đó còn là sự đồng cảm của nhà thơ, xót thƣơng cho thân phận của chính mình (Phong vận kì oan ngã

94

kín của nhà thơ, đồng thời cũng cho thấy tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du trong sáng tác văn chƣơng chữ Hán.

Nhƣ vậy, kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong thơ là nét nghệ thuật tiêu biểu, góp phần làm nên phong cách của các nhà thơ lớn trong văn học trung đại Việt Nam, trong đó có Nguyễn Du và Cao Bá Quát. Trong thơ chữ Hán của Cao Bá Quát, sự kết hợp này cũng đã góp phần quan trọng trong việc mô tả hiện thực đồng thời thể hiện đƣợc con ngƣời, tƣ tƣởng và tầm vóc lớn của Thánh Quát.

95

Tiểu kết chƣơng 3

Nhƣ vậy, có thể nói, tìm hiểu nghệ thuật trữ tình trong thơ chữ Hán đã giúp chúng ta hiểu đầy đủ và sâu sắc hơn về đời sống tâm hồn của Cao Bá Quát. Qua những vần thơ mà tác giả đã trực tiếp hoặc gián tiếp bộc lộ tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ với ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, giàu tính nhạc và tính họa, giúp ngƣời đọc thấy rõ hơn về tình yêu thƣơng và khát vọng cao đẹp của thi nhân. Nghệ thuật trữ tình cũng thể hiện nét đặc sắc, riêng có trong phong cách sáng tác của Chu Thần, khẳng định năng lực ngôn ngữ của một ngòi bút tài hoa. Trong thơ chữ Hán, Cao Bá Quát cũng đã thể hiện một tài năng bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ ở thơ trữ tình và sự kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình là một trong số đó. Nghệ thuật tự sự và trữ tình trong thơ ông thể hiện rõ quan niệm sáng tác văn chƣơng của Cao Bá Quát, làm nên nét độc đáo trong tƣ duy nghệ thuật, thi pháp thể hiện của ngòi bút mang nét đặc trƣng riêng của Chu Thần. Trong sáng tác của mình, Cao Bá Quát luôn có những nhìn nhận, đánh giá về cuộc sống mang tính chất riêng, độc đáo thể hiện cá tính, thiên tƣ hay cái tôi (bản ngã). Trong thơ ca, đặc biệt là thơ chữ Hán, ông sử dụng nhiều hình tƣợng mới mẻ, có nhiều tứ thơ độc đáo không giống với bất kì tác giả nào. Điều đó càng góp phần khẳng định tầm vóc "khổng lồ" của Chu Thần trong văn học trung đại Việt Nam nói riêng và kho tàng thơ ca Việt Nam nói chung. Không chỉ có vậy, chúng ta còn có thể thêm một lần nữa khẳng định về tài năng và lƣơng tâm, khí phách của một nhà nho chân chính qua những vần thơ chữ Hán của ông.

96

KẾT LUẬN

Qua các mặt nghiên cứu của đề tài luận văn, chúng tôi sơ bộ rút ra một số kết luận nhƣ sau:

1. Cao Bá Quát là một nghệ sĩ lớn, một tâm hồn lớn. Cuộc đời và sự

nghiệp của ông mãi mãi là niềm tự hào của nền văn học dân tộc. Thơ văn Cao Bá Quát, đặc biệt là thơ chữ Hán không chỉ là minh chứng khá rõ nét về đời sống tình cảm và tâm hồn thi nhân mà còn là bức tranh về cuộc sống, về sự trải nghiệm nhân sinh của cá nhân và sự chiêm nghiệm về nhân dân trong thời đại của nhà thơ. Ông là một tài năng hiếm có với ƣớc mơ hoài bão, khát vọng khác thƣờng, nhƣng cuộc đời lại gặp nhiều bất hạnh. Chúng ta yêu mến và kính trọng Thánh Quát không chỉ vì tấm lòng, sự hi sinh cao cả của ông giành cho

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghệ thuật tự sự và trữ tình trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát (Trang 94 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)