Giọng điệu trữ tình

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghệ thuật tự sự và trữ tình trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát (Trang 87 - 89)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Giọng điệu trữ tình

"Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trƣờng tƣ tƣởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tƣợng đƣợc miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xƣng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm..." [29, 134] và giọng điệu nghệ thuật đƣợc khẳng định rằng nó "không chỉ là yếu tố hàng đầu của phong cách nhà văn, là phƣơng tiện biểu hiện quan trọng của tác phẩm văn học, mà còn là yếu tố có vai trò thống nhất mọi yếu tố khác của hình thức tác phẩm vào một chỉnh thể. Các yếu tố tƣ tƣởng, hình tƣợng chỉ đƣợc cảm nhận trong một phạm vi giọng điệu nào đó, và nhờ đó mà ngƣời đọc thâm nhập vào thế giới tinh thần

82

của tác phẩm. Các tác phẩm văn học có giá trị đều thể hiện một giọng điệu đặc biệt, tiêu biểu cho thái độ, cảm xúc của tác giả, mà muốn hiểu tác phẩm ngƣời ta không thể bỏ qua đƣợc nó".[ 37]

Vậy, giọng điệu tác phẩm phụ thuộc vào cảm hứng chủ đạo, và các dạng cảm hứng khác nhƣ bi kịch, hài kịch, anh hùng, cảm thƣơng lãng mạn…

Giọng điệu đƣợc thể hiện ở tiếng nói và điểm nhìn của chủ thể, ở quan hệ của chủ thể tác giả đối với cái đƣợc miêu tả. Suy nghĩ về giọng điệu, M.Bakhtin lƣu ý tới vai trò thể hiện giọng điệu của các môtip và hình tƣợng.

Ví dụ Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đọc Truyện Kiều chúng ta có thể

thấy đƣợc những lời kêu thống thiết ở mọi trang sách dƣới nhiều hình thức trong tác phẩm...

Tình cảm thƣơng xót thể hiện từ nhân vật chính của tác phẩm, Thúy Kiều với cả cuộc đời dài dằng dặc những đau thƣơng. Không những thế, nhân vật cũng nhiều lần bày tỏ nỗi yêu thƣơng và đau đớn. Từ thƣơng cho số phận một ngƣời xa lạ là Đạm Tiên, thƣơng cho con ngƣời bị phụ bạc là chàng Kim, đến thƣơng cha mẹ và thƣơng chính bản thân mình:

Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,

Giật mình mình lại thương mình, xót xa.

Và tình thƣơng còn là tình cảm chủ đạo của các nhân vật chính diện trong tác phẩm "Truyện Kiều".[ 37]

Nhƣ vậy, giọng điệu tác phẩm là một hiện tƣợng nghệ thuật đƣợc tạo thành từ một hệ thống các yếu tố gắn kết, hô ứng nhau. Giọng điệu tác phẩm văn học đƣợc thể hiện qua các biểu hiện ngôn ngữ, nhƣng tự nó là một hiện tƣợng "siêu ngôn ngữ", gắn liền với hệ thống sự kiện, môtíp, hình ảnh đặc thù.

Trong thơ chữ Hán của Cao Bá Quát giọng điệu cũng là một phƣơng diện thể hiện tâm hồn, con ngƣời và nỗi lòng của Thánh Quát. Ở cuốn "Gương

mặt văn học Thăng Long", Nguyễn Huệ Chi đã nhận định rằng: "Là một tài thơ

trác việt ở nửa đầu thế kỉ XIX, thơ Cao Bá Quát có những cách tân nghệ thuật táo bạo, không còn là loại thơ "kỷ sự" của thế kỷ XVIII mà đã chuyển sang một

83

giọng điệu mới, kết hợp tự sự với độc thoại, cho nên lời thơ hàm súc, đa nghĩa, và mạch thơ hƣớng tới những đề tài có ý nghĩa xã hội sâu rộng". [5, 559].

Với nhiều biến cố, thăng trầm của cuộc đời nên thơ ca Cao Bá Quát mang giọng điệu đa dạng, đầy cảm xúc.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghệ thuật tự sự và trữ tình trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)