8. Cấu trúc luận văn
2.2.3. Giọng điệu oán trách, bi phẫn
Nghệ thuật trữ tình trong thơ họ Cao còn là giọng đầy oán trách. Cao Bá Quát hăm hở bƣớc vào đời với tài năng đƣợc nhiều ngƣời nể trọng và một khí phách cao ngút trời của ngƣời quân tử xƣa, muốn đem năng lực và tấm lòng của mình ra giúp vua xây dựng một đất nƣớc thái bình, thịnh trị nhƣng giấc mộng đẹp đẽ ấy dần dần tan vỡ. Ông cay đắng nhận ra mặt trái của chốn quan trƣờng thời ấy, muốn giúp ngƣời tài cũng là giúp dân giúp nƣớc nhƣng ý tốt không đƣợc ai thấu hiểu, ông bị kết tội và bị giam cầm tù tội và còn liên lụy đến ngƣời khác. Những tháng ngày trong ngục tù khiến ông buồn khổ. Bài thơ Cửu nguyệt sơ thất nhật dĩ
trường sự hạ Trấn Phủ ngục (Ngày mồng 7 tháng 9 vì vụ trƣờng thi bị tống giam
nhà tù Trấn Phủ) thể hiện rõ tâm trạng của ông trong hoàn cảnh ấy. Ngay từ hai câu thơ mở đầu với nghệ thuật đối lập giữa sự "oai phong của nhà vua" với sự "lẻ
loi" của "bề tôi", giữa "phía thành ngoài" với "trong nhà giam" đã nêu lên hiện
thực cay đắng về sự khác biệt không gian giữa nhà thơ và triều đình nhà Nguyễn nhƣng đó cũng là ý thức rõ ràng của tác giả về sự khác biệt trong tƣ tƣởng, nhận thức của ông với giai cấp cầm quyền lúc bấy giờ. Nhƣ Nguyễn Huệ Chi đã nhận xét "Trong tình hình quy chế thi cử phong kiến khắc nghiệt làm cho bao nhiêu nhân tài bị rơi rụng một cách oan uổng, việc làm ấy, thật đúng nhƣ lời Cao quả quyết, là "tìm điều nhân" (Tìm điều nhân chƣa đƣợc đã vời tai họa đến)..." [5, 547]. Ông oán trách vì điều tốt mình làm lại trở thành tai họa, vì thƣơng ngƣời cùng cảnh ngộ với mình mà làm liên lụy đến ngƣời khác.
88
Có thể thấy giọng điệu oán trách, bi phẫn chủ yếu đƣợc thể hiện ở một số