7. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Nhóm nhân tố kinh tế xã hội
2.1.2.1. Dân cư
Tổng số dân tỉnh Bắc Giang vào thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 là 1.803.950 ngƣời, đứng thứ 11 trong toàn quốc, trong đó dân số nam là 905.152 ngƣời (chiếm 50,17%), nữ là 898.798 ngƣời (chiếm 49,83%). Mật độ dân số tỉnh Bắc Giang là 463 ngƣời/km2, là tỉnh có mật độ dân số cao trong khi mật độ dân số cả nƣớc là 315 ngƣời/km2.
. Tỉnh đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng, có nguồn nhân lực dồi dào cho sự phát triển KT - XH.
30
Trình độ dân trí 10 năm qua đƣợc cải thiện. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết tăng mạnh, đạt 98,7%; trẻ em trong độ tuổi đi học đang đƣợc đến trƣờng đạt 95,8%, trong khi tỷ lệ cả nƣớc khoảng 91,7%. Tỉ lệ dân cƣ thành thị là 35,92%.
Cũng trong 10 năm qua, điều kiện nhà ở của các hộ dân đƣợc cải thiện rõ rệt. 100% các hộ dân cƣ đều có nhà ở và chủ yếu sống trong các loại nhà kiên cố và bán kiên cố. Trong khi cả nƣớc vẫn còn 4.800 hộ không có nhà ở. Tuy nhiên, còn một bộ phận không nhỏ hộ dân cƣ sống trong các ngôi nhà thiết kế thiếu kiên cố hoặc nhà ở có diện tích bình quân dƣới 6m2/ngƣời. Đây là những đối tƣợng cần quan tâm trong các chính sách cải thiện nhà ở, dân cƣ thời gian tới.
Bắc Giang hiện có 45 dân tộc anh em cùng chung sống. Đông nhất là dân tộc Kinh (88,1%). Các dân tộc khác là Tày (2,6%), Hoa (1,1%), Nùng (4.5%), Sán Chay (1,6%), Sán Dìu (1,6%), Dao (0,5%) và dân tộc Mƣờng (0,1%), Cao Lan, Sán Chỉ ....
Năm 2019, tổng số lao động toàn tỉnh là 1.087.559 ngƣời (khoảng 60.07% dân số), trong đó lao động nữ chiếm 51,7%. Lao động chủ yếu tập trung trong các ngành nông - lâm - thủy sản (chiếm 70,1% số lao động), năng suất lao động còn thấp. Lực lƣợng lao động có trình độ khoa học kỹ thuật bậc cao chiếm tỷ lệ thấp (3.9%), chuyên môn kỹ thuật bậc trung (2.4%). Lao động làm trong khu vực nông nghiệp chiếm hơn 60% dân số, đã từng tham gia các dự án đầu tƣ phát triển về lâm nghiệp bằng nguồn vốn có ở trong và ngoài nƣớc. Nhất là khai thác kiến thức bản địa để áp dụng vào sản xuất hàng hóa. Nhận thức của ngƣời dân về vai trò, lợi ích từ rừng mang lại đƣợc nâng lên rõ rệt. Hiện nay, thời gian làm việc của lao động nông nghiệp chiếm khoảng 87 % số ngày làm việc trong năm nên có thể huy động lao động nhàn rỗi cho công tác bảo vệ và phát triển rừng tại địa phƣơng. Cùng với xu hƣớng chung của cả nƣớc, Bắc Giang đang có sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hƣớng tăng dần
31
tỷ trọng lao động công nghiệp và xây dựng, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động nông, lâm, ngƣ nghiệp.
2.1.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
Tổng sản phẩm xã hội trong tỉnh Bắc Giang (GRDP) không ngừng tăng và năm 2019 (theo giá hiện hành) đạt 108.914,1 tỷ đồng. Trong đó, khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản là 17.175,8 tỷ đồng (15.77%), công nghiệp và xây dựng là 62.767,2 tỷ đồng (57,63%) và khu vực dịch vụ 26.446,1 tỷ đồng (24.31%), còn lại là thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 2,29%. Tốc độ tăng trƣởng bình quân 16,1% và thuộc nhóm các tỉnh có tốc độ tăng cao nhất cả nƣớc. GDP bình quân đầu ngƣời đạt 60.2 triệu đồng/ngƣời/năm.
Về cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có xu hƣớng giảm tỷ trọng, tăng tỷ trọng của khu vực dịch vụ và khu vực công nghiệp - xây dựng. Kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh trên nhiều lĩnh vực. Kinh tế hộ gia đình, trang trại và kinh tế tƣ nhân đƣợc khuyến khích mở rộng, tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân.
Bảng 2.1. Tổng sản phẩm theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế tỉnh Bắc Giang qua các năm
Năm Tổng số Đơn vị: tỷ đồng Khu vực kinh tế (%) Thuế sản phẩm trừ trợ cấp (%) Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2017 69.060 20,06 46,1 30,09 2,4 2018 88.259,1 18,87 51,41 17,31 2,41 2019 108.914,1 15,77 57,63 24,31 2,29
32
a) Nông nghiệp
Năm 2019, sản xuất nông nghiệp trong điều kiện tƣơng đối thuận lợi; tình hình sâu bệnh ít, công tác thủy lợi đƣợc quan tâm và đảm bảo cung cấp đủ nƣớc gieo cấy và tƣới dƣỡng cho cây trồng, nên năng suất hầu hết các cây trồng đều tăng. Cụ thể:
+ Đối với ngành trồng trọt
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất một số cây hàng năm tỉnh Bắc Giang, năm 2019
STT Cây trồng Diện tích(ha) Sản lƣợng (nghìn tấn)
1 Cây lúa 102.846 594,0
2 Cây ngô 9.987 41,2
3 Cây lạc 9.825 25,5
4 Cây rau các loại 21.921 393,9
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất một số cây lâu năm tỉnh Bắc Giang, năm 2019
STT Cây trồng Diện tích(ha) Sản lƣợng
(nghìn tấn)
1 Cây cam 5.058 45
2 Cây bƣởi 5.182 29
3 Cây nhãn 3.222 26
4 Cây vải 28.126 150
+ Đối với ngành chăn nuôi
Năm 2019, đàn gia súc vẫn có xu hƣớng giảm, gia cầm phát triển tƣơng đối ổn định, riêng đàn lợn do ảnh hƣởng của dịch tả lợn Châu Phi khiến cho tình trạng lợn chết hàng loạt xảy ra ở nhiều địa phƣơng trong tỉnh, do vậy đàn lợn giảm mạnh trong năm, cụ thể: Theo kết quả điều tra chăn nuôi năm 2019: Đàn trâu toàn tỉnh đạt 44.255 con, đàn bò 137.760 con, đàn lợn 620.928 con, đàn gia cầm 17.762 nghìn con, sản lƣợng trâu hơi xuất chuồng đạt 2.318 tấn;
33
sản lƣợng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 6.352 tấn, sản lƣợng thịt lợn hơi xuất chuồng 127.672 tấn, sản lƣợng thịt gia cầm xuất chuồng đạt 50.177 tấn.
+ Ngành sản xuất lâm nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp năm 2019 cơ bản thuận lợi do mƣa đều, lƣợng mƣa đảm bảo ổn định cho việc phát triển lâm sinh trên địa bàn. Chất lƣợng rừng trồng tăng cao, trong năm diện tích rừng trồng tập trung vào rừng sản xuất:
Diện tích rừng trồng mới tập trung toàn tỉnh đạt 8.344 ha, bằng 99,4% so với cùng kỳ.
Sản lƣợng gỗ: Công tác khai thác đƣợc ngành kiểm lâm kiểm tra, giám sát nên đảm bảo độ che phủ cũng nhƣ tái sinh và độ tuổi gỗ khai thác. Sản lƣợng gỗ năm 2019 toàn tỉnh khai thác đạt 649.398 m3, tăng 7,6% so với cùng kỳ.
Hiện tại, việc phát triển và bảo vệ rừng ở Bắc Giang ngày càng đƣợc chú trọng và đƣợc các ngành, các cấp quan tâm. Những nơi thuộc vùng thấp phát triển theo kiểu vƣờn rừng, trại rừng gắn với từng hộ gia đình. Kinh tế vƣờn đồi, vƣờn rừng đƣợc phát triển mạnh và đây là giải pháp tốt trong khai thác tiềm năng nông, lâm nghiệp của tỉnh.
+ Đối với ngành thủy sản
Tuy diện tích nuôi trồng giảm nhƣng nhờ áp dụng các biện pháp nuôi thâm canh - bán thâm canh cho năng suất cao; cũng nhƣ việc đƣa giống cá có năng suất, chất lƣợng cao, phù hợp với điều kiện của tỉnh và điều kiện thời tiết ấm thuận lợi, các đợt rét ngắn và ít hơn mọi năm, lƣợng mƣa đủ đảm bảo mặt nƣớc nuôi trồng nên ngành thủy sản đã đạt kết quả khá: Diện tích nuôi trồng sơ bộ đạt 9.845 ha; sản lƣợng thủy sản đạt 46.038 tấn; trong đó sản lƣợng nuôi trồng là 42.535 tấn.
b) Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Tình hình sản xuất công nghiệp năm 2019 trên địa bàn tỉnh cơ bản phát triển ổn định và đạt mức tăng trƣởng khá. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2019 tăng 30,08% so với năm 2018, trong đó ngành khai thác mỏ
34
tăng 12,52%; công nghiệp chế biến tăng 32,71%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt bằng 93,08%; ngành cung cấp nƣớc, xử lý rác thải, nƣớc thải ƣớc tăng 18,69% so với cùng kỳ.
Nguyên nhân do các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất sản phẩm điện tử có tỷ trọng lớn vẫn duy trì đƣợc sản xuất ổn định, tình hình tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, ngoài ra có nhiều doanh nghiệp đƣợc ƣu đãi về thuế, cơ sở vật chất để tăng năng suất lao động; các doanh nghiệp năm trƣớc mới đi vào hoạt động, năm nay ổn định dây chuyền sản xuất nên sản lƣợng sản phẩm tăng cao nhƣ: Công ty trách nhiệm hữu hạn JA Solar, công ty trách nhiệm hữu hạn Lim Electronics VN, công ty trách nhiệm hữu hạn J&Y Electronics VN, công ty Nano Hightech, công ty EMW, công ty Fuhong, công ty Hosiden… Mặt khác, trong năm 2019 trên địa bàn tỉnh có nhiều doanh nghiệp đi vào hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp; khu vực kinh tế cá thể tiếp tục phát triển ổn định đã đóng góp vào tốc độ tăng của ngành công nghiệp.
Tuy nhiên ngành công nghiệp của tỉnh vẫn còn một số hạn chế nhƣ: Khó khăn lớn nhất đối với sản xuất công nghiệp hiện nay là tình trạng công nghệ lạc hậu. Mặc dù những năm vừa qua, một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tƣ đổi mới công nghệ nhƣng mới chỉ là bƣớc đầu, vì nguồn vốn còn hạn chế. Do trình độ công nghệ của thiết bị, máy móc nhƣ vậy nên dẫn đến chi phí cao, chất lƣợng sản phẩm thấp, chƣa đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.
Sản xuất công nghiệp của tỉnh còn mang nặng tính chất gia công, lắp ráp cho nƣớc ngoài, chƣa chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu, linh kiện và phụ tùng, cũng nhƣ thị trƣờng tiêu thụ. Vì vậy, giá trị sản xuất thì lớn, tăng trƣởng cao, nhƣng giá trị tăng thêm thì nhỏ, điển hình là sản xuất các sản phẩm điện tử, sản xuất các sản phẩm may mặc... những sản phẩm chế biến từ nguyên liệu của ngành nông, lâm nghiệp lại xuất khẩu ở dạng thô hoặc sơ chế là chủ yếu. Nhiều loại rau quả đến mùa thu hoạch không có đủ năng lực chế biến, gây lãng phí cho tỉnh.
35
c) Thương mại và du lịch
Năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành đạt 29.395,8 tỷ đồng.Trong đó: Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 26.359,6 tỷ đồng, chiếm 89,6%; Dịch vụ lƣu trú, ăn uống đạt 1.966 tỷ đồng, chiếm 6,7%; Du lịch lữ hành là 45,8 tỷ đồng, chiếm 0,2% và dịch vụ khác đạt 1.024,4 tỷ đồng, chiếm 3,5% trong tổng cơ cấu.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 26.359,6 tỷ đồng. Trong đó một số nhóm hàng có tốc độ tăng cao: xăng dầu các loại tăng 17,8%; hàng may mặc tăng 16,4%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 17,8%... Nguyên nhân tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng do:
+ Hoạt động sản xuất công nghiệp và xây dựng trên địa bàn đạt tốc độ tăng trƣởng khá, thu nhập của ngƣời lao động đƣợc cải thiện nên nhu cầu mua sắm trong dân cƣ tăng.
+ Do chính sách tăng mức lƣơng cơ bản theo vùng nên việc chi tiêu của ngƣời dân tăng cao hơn.
+ Công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng, giá cả đƣợc tăng cƣờng, góp phần đẩy mạnh hoạt động thƣơng mại.
Hoạt động du lịch khởi sắc: Số lƣợng khách trong nƣớc và quốc tế đến tỉnh ngày càng đông. Năm 2019 tỉnh đã đón 339.366 lƣợt khách du lịch.
d) Giao thông vận tải và một số ngành dịch vụ khác
Bắc Giang có mạng lƣới đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông tƣơng đối phát triển.
Đường bộ: Toàn tỉnh hiện có 8.216 km, trong đó: quốc lộ có 4 tuyến dài 253 km; tỉnh lộ có 19 tuyến dài 411 km; huyện lộ có 71 tuyến dài 562 km; đƣờng đô thị có 29 tuyến dài 32 km; các đƣờng xã 2.190 km và các đƣờng thôn, xóm, cụm dân cƣ dài 4.768 km.
Đường sắt: Bắc Giang có 3 tuyến đƣờng sắt chạy qua với độ dài 87 km, trong đó tuyến Hà Nội - Lạng Sơn dài 36 km, Kép - Lƣu Xá dài 23 km, Kép - Bãi Cháy dài 28 km.
36
Đường thủy: Trên địa bàn tỉnh có 3 con sông chảy qua là sông Thƣơng, sông Cầu, sông Lục Nam với tổng chiều dài 347 km nối với hệ thống sông Thái Bình, cảng Hải Phòng, cảng Đa Phúc - Hà Nội tạo nên một mạng lƣới giao thông thuận lợi từ Bắc Giang đến vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Hoạt động bƣu chính viễn thông có bƣớc phát triển mạnh với nhiều dịch vụ phong phú. Hệ thống thông tin liên lạc đang từng bƣớc đƣợc nâng cấp đáp ứng khá tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, 144 xã phƣờng, thị trấn và 40 điểm bƣu điện văn hoá xã có kết nối mạng Internet, một số huyện đã gửi và nhận văn bản điện tử đến xã.Phần lớn các xã trong tỉnh Bắc Giang đã có điện lƣới quốc gia.
Tóm lại, với những lợi thế về tự nhiên, Bắc Giang có thể hình thành những vùng nông sản hàng hóa tập trung: vải thiều, đậu tƣơng, thuốc lá, lạc..., chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hƣớng trồng cây ăn quả, cây công nghiệp. Trồng rừng nguyên liệu phục vụ công nghiệp khai thác than và sản xuất ván dăm. Khai thác và chế biến khoáng sản với quy mô vừa và nhỏ. Phát triển du lịch, phát triển trung tâm thƣơng mại - dịch vụ lớn ở thành phố Bắc Giang và thị trấn Chũ. Phát triển các khu và cụm công nghiệp tập trung.
Tuy nhiên, Bắc Giang cũng có những mặt hạn chế. Đó là: kinh tế phát triển không đồng đều giữa khu vực miền núi và đồng bằng. Các xã đồng bằng, giao thông thuận lợi, đất đai màu mỡ nên khá phát triển. Các xã miền núi kém phát triển thuộc các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế. Tại đây, đất canh tác manh mún, trình độ thâm canh thấp, điều kiện địa hình phức tạp, đất nông nghiệp ít. Cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế đồi rừng, QHSDĐ lâm, nông nghiệp để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản và phát triển chăn nuôi. Có nhƣ thế, Bắc Giang mới phát huy đƣợc hết thế mạnh của mình trong phát triển kinh tế.
37