Nguyên nhân biến động tài nguyên rừng tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu tài nguyên rừng ở tỉnh Bắc Giang vì mục đích phát triển bền vững (Trang 62)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. Nguyên nhân biến động tài nguyên rừng tỉnh Bắc Giang

3.1.1. Biến động theo hướng tích cực

Năm 2019, diện tích rừng của tỉnh đã tăng lên rõ rệt, nhất là rừng trồng. Biến động tăng là do trồng rừng (cả trồng rừng mới và trồng lại trên diện tích rừng đã khai thác). Độ che phủ rừng cũng đã tăng lên là do diện tích rừng trồng tăng lên và diện tích rừng trồng cấp tuổi 1 (chƣa thành rừng) tăng lên cấp tuổi 2 (đã thành rừng). Có sự biến động đó là do sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố trong đó phải kể đến sự phối kết hợp chặt chẽ giữa ngƣời trồng rừng, bảo vệ rừng, nhà quản lí, các công ty TNHH 1 thành viên, các doanh nghiệp khai thác và chế biến lâm sản; chính sách phát triển lâm nghiệp của nhà nƣớc, chính sách khoán rừng, giao đất giao rừng cho các hộ gia đình, việc đầu tƣ vốn và phát triển các dự án,…

3.1.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa

Thực hiện chủ trƣơng đổi mới nền kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế hiện nay có sự chuyển dịch rõ rệt theo hƣớng tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng của ngành nông - lâm - thủy sản. Tuy nhiên, do đầu tƣ hiện đại hóa các ngành kinh tế nên giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản cùng với các ngành tăng lên nhanh chóng. Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2019 (theo giá so sánh năm 2012) đạt 1037 tỉ đồng, tăng khoảng 3 lần năm 2012, tốc độ tăng trƣởng trung bình giai đoạn 2012 - 2019 đạt 3.9%/năm. Cơ cấu kinh tế lâm nghiệp chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tỉ trọng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng từ 2,6% năm 2012 lên 6,2% năm 2019. Góp phần cải thiện đời sống nhân dân, kể cả đối với đồng bào

53

dân tộc thiểu số, điều này có ý nghĩa rất lớn trong phát triển nền kinh tế hàng hóa cũng nhƣ hạn chế nạn du canh du cƣ, bảo vệ tài nguyên rừng.

3.1.1.2. Đẩy mạnh các chương trình, chính sách trọng tâm phát triển và bảo vệ tài nguyên rừng

Trong giai đoạn 2012 - 2019, đã có rất nhiều chính sách từ trung ƣơng đến địa phƣơng đƣợc ban hành để thúc đẩy phát triển bền vững tài nguyên rừng tƣơng xứng với tiềm năng hiện có.

* Chính sách giao đất, giao rừng

Chính sách giao đất, giao rừng đƣợc tỉnh Bắc Giang triển khai rộng rãi cho các tổ chức của Nhà nƣớc giao đất-rừng cho các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng, và giao khoán đất-rừng cho các hộ gia đình, cá nhân; Chính sách về hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững (theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ; tỉnh Bắc Giang cụ thể hóa bằng Quyết định số 508/2016/QĐ-UBND ngày 31/8/2016); Chính sách giao đất, giao rừng (tỉnh Bắc Giang triển khai thực hiện Đề án giao rừng, cho thuê rừng tỉnh Bắc Giang theo Quyết định phê duyệt số 14/QĐ-UBND ngày 09/3/2009 của UBND tỉnh);…

Do việc triển khai thực hiện tốt các chính sách nên công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh đƣợc cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến huyện, xã vào cuộc quyết liệt; đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội chung của tỉnh; cụ thể: Công tác quản lý, bảo vệ rừng có nhiều chuyển biến tích cực; cơ bản diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đƣợc giao cho các tổ chức, hộ gia đình để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (giao cho tổ chức 49.154 ha; cho hộ gia đình, cá nhân 100.826 ha) đạt 97,5%; từ đó đã tạo điều kiện để các chủ rừng yên tâm đầu tƣ, bảo vệ và phát triển rừng trên diện tích đƣợc giao. Kinh tế rừng phát triển mạnh, nhiều chủ rừng đã đầu tƣ các nguồn lực nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng rừng và hiệu quả kinh tế từ rừng trồng.

54

* Tổ chức quản lý sản xuất, trồng rừng và tái sinh rừng

Hiện nay toàn tỉnh Bắc Giang đã có 19 trang trại lâm nghiệp thuộc các huyện Sơn Động 02 trang trại, Lục Nam 16 trang trại và Yên Thế 01 trang trại (trong đó có 05 trang trại đã đƣợc cấp giấy chứng nhận, 14 trang trại chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận). Triển khai mô hình điển hình về sản xuất lâm nghiệp nhƣ: - Mô hình trồng rừng bạch đàn hoặc keo thâm canh bằng giống mới có năng suất, chất lƣợng cao đƣợc triển khai trên địa bàn các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế với diện tích hiện có khoảng gần 7.000 ha. Các chủ rừng đã mạnh dạn đầu tƣ với kinh phí (40-50 triệu đồng/ha/chu kỳ sản xuất từ 5-6 năm); lựa chọn giống tốt đƣợc sản xuất từ nuôi cấy mô, phù hợp với điều kiện đất đai; xác định mật độ trồng từ 1.500-1.600 cây/ha; áp dụng cơ giới trong việc làm đất, cuốc hố, khai thác rừng trồng; quan tâm chú trọng đến việc làm cỏ, bón phân chăm sóc rừng trồng. Năng suất rừng trồng bình quân đạt khoảng 17-20 m3/ha/năm giai đoạn 2015 đến nay so với 10-13m3/ha/năm của giai đoạn trƣớc năm 2010); hiệu quả kinh tế từ trồng rừng tăng lên rõ rệt (từ 120-150 triệu đồng/ha/5 năm hiện nay so với khoảng 30-50 triệu đồng giai đoạn trƣớc năm 2010); nhu cầu gỗ nguyên liệu, giá cả thị trƣờng ổn định nên chủ rừng yên tâm đầu tƣ sản xuất kinh doanh rừng.

- Rừng trồng đƣợc cấp chứng chỉ rừng quốc tế FSC: Năm 2016, Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Yên Thế đƣợc Hội đồng Quản trị rừng thế giới cấp Chứng chỉ rừng bền vững cho 2.217 ha rừng và đất lâm nghiệp. Đây là điều kiện để gỗ và sản phẩm từ gỗ của Công ty có thể xuất khẩu sang thị trƣờng khó tính nhƣ Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản... với giá cao ổn định hơn thị trƣờng trong nƣớc. Từ đó, hiệu quả kinh tế từ rừng trồng và hoạt động chế biến gỗ của Công ty tăng lên.

- Về tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng: Hiện nay, nhu cầu về gỗ rừng trồng làm nguyên liệu chế biến ngày càng tăng, giá cả tƣơng đối ổn định nên việc tiêu thụ gỗ rừng trồng dễ dàng, thuận lợi đã khuyến khích chủ rừng yên

55

tâm đầu tƣ, sản xuất thâm canh trồng rừng. Đối với gỗ nguyên liệu (gỗ tròn) từ năm 2012 đến nay cơ bản đều tiêu thụ cho các cơ sở chế biến ở trong tỉnh; đối với các sản phẩm chế biến từ gỗ việc tiêu thụ đa dạng về thị trƣờng hơn; tuy nhiên cơ bản là tiêu thụ trong nƣớc, ít sản phẩm xuất khẩu ra thị trƣờng các nƣớc trên thế giới; giai đoạn 2012 - 2015 cơ bản sản phẩm chế biến từ gỗ chƣa đƣợc xuất khẩu, đến những năm gần đây việc xuất khẩu sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng ngày càng phát triển mạnh; năm 2019, đã xuất khẩu đƣợc khoảng 20% tổng khối lƣợng gỗ sau khai thác, thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu là các nƣớc Châu Á nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapo, Mỹ...

3.1.2. Biến động theo hướng tiêu cực

+ Rừng trồng phát triển mạnh nhƣng quy mô diện tích rừng trồng của chủ rừng nhỏ, chƣa đáp ứng việc sản xuất hàng hóa; gỗ nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho chế biến thô nên khai thác non, chất lƣợng thấp, giá trị sản phẩm không cao. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện kinh tế của các hộ gia đình còn khó khăn nhất là về vốn để đầu tƣ phát triển sản xuất, diện tích đất lâm nghiệp đƣợc giao bình quân mỗi hộ chỉ từ 1 - 2 ha trong khi chu kỳ sản xuất kinh doanh gỗ rừng trồng rất dài, nếu kinh doanh gỗ nhỏ phải từ 6 - 8 năm; còn nếu kinh doanh gỗ lớn phải trên 10 năm, thậm chí trồng cây bản địa nhƣ Lim, Lát... phải từ 30 - 40 năm mới có thể khai thác đƣợc.

+ Hoạt động chế biến lâm sản chủ yếu là nhỏ lẻ, tự phát, trang thiết bị máy móc chƣa đƣợc đầu tƣ thỏa đáng, chƣa có công nghệ chế biến gỗ hiện đại; chế biến đồ mộc, đồ gia dụng chủ yếu là khâu gia công, sản phẩm sau chế biến gỗ rừng trồng chủ yếu ở dạng thô; chƣa hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

+ Công tác bảo vệ rừng tự nhiên, cháy rừng, tranh chấp đất lâm nghiệp luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và diễn biến phức tạp.

+ Công tác thu hút đầu tƣ vào lĩnh lâm nghiệp còn hạn chế, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng.

56

- Nguyên nhân của những hạn chế: + Nguyên nhân khách quan:

Sản xuất lâm nghiệp chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, chu kỳ kinh doanh dài; quỹ đất rừng cơ bản đã giao hết cho các hộ gia đình,.. nên chƣa thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ có tiềm lực liên doanh, liên kết đầu tƣ trồng rừng.

Rừng phân bố rộng trên địa bàn toàn tỉnh, trong khi sức ép dân số lên đất rừng và lâm sản gia tăng, nhất là đối với khu vực miền núi thiếu đất sản xuất.

Thời tiết diễn biến phức tạp, kinh doanh sản xuất lâm nghiệp lợi nhuận thấp, nhiều rủi ro và phân bố chủ yếu ở những vùng sâu, xa có điều kiện hạ tầng dân sinh khó khăn, điều kiện kinh tế, xã hội kém phát triển.

+ Nguyên nhân chủ quan:

Ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ cho phát triển lâm nghiệp còn rất thấp so với nhu cầu; cơ chế chính sách đầu tƣ, hỗ trợ còn nhiều bất cập, mức đầu tƣ, hỗ trợ cho trồng rừng phòng hộ đặc dụng, khoanh nuôi làm giàu rừng tự nhiên, phát triển trồng rừng gỗ lớn quá thấp, không sát với thực tế.

Hệ thống chính sách về phát triển kinh tế lâm nghiệp tƣơng đối đồng bộ, nhƣng không có nguồn vốn để thực hiện. Chƣa quan tâm đến việc hỗ trợ phát triển rừng sản xuất, nhất là trồng rừng gỗ lớn, chế biến gỗ.

Đầu tƣ cho lâm nghiệp còn thấp, cơ cấu đầu tƣ chƣa cân đối, ít chú trọng đến rừng sản xuất; xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức.

3.2. Định hƣớng phát triển bền vững tài nguyên rừng giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn đến 2050 tầm nhìn đến 2050

3.2.1. Căn cứ pháp lý

Định hƣớng phát triển bền vững tài nguyên rừng giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn đến 2050 đƣợc xây dựng trên cơ sở một số căn cứ pháp lý sau: Luật Lâm nghiệp và các Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp có hiệu lực từ 01/01/2019; Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu tài nguyên rừng ở tỉnh Bắc Giang vì mục đích phát triển bền vững (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)