7. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Hiện trạng tài nguyên rừng tỉnh Bắc Giang năm 2019
Căn cứ kết quả công bố hiện trạng rừng năm 2019, toàn tỉnh có 160.508 ha rừng (trong đó gồm cả 13.821 ha rừng ngoài quy hoạch cho lâm nghiệp chủ yếu thuộc đất quốc phòng, an ninh), cụ thể: 56.123 ha rừng tự nhiên, 91.068 ha rừng trồng và 13.317 ha rừng mới trồng chƣa đạt tiêu chí thành rừng; phân theo 3 loại rừng nhƣ sau: Rừng đặc dụng 12.926 ha (chiếm 9%), rừng phòng hộ 19.861 ha (chiếm 14%), rừng sản xuất 127.721 ha (chiếm 77%). Diện tích đất chƣa có rừng là 7.034 ha. Nhƣ vậy, so với năm 2012, diện tích rừng của Bắc Giang đã tăng lên đáng kể.
44
Hình 2.4. Cơ cấu diện tích rừng tỉnh Bắc Giang, năm 2019 (%)
Về cơ cấu diện tích các loại rừng đã có sự thay đổi, cụ thể: Rừng tự nhiên của tỉnh Bắc Giang năm 2019 là 56.123 ha chiếm 9,5% đất tự nhiên và chiếm 38,13% diện tích đất có rừng.
Tổng diện tích tỉnh Bắc Giang là 389.559 ha và 147.191 ha tổng diện tích có rừng, chủ yếu là rừng núi đất, rừng gỗ.
Bảng 2.7. Rừng tự nhiên phân theo loại cây
Rừng tự nhiên phân theo loại cây Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Trong đó Rừng đặc dụng (ha) Rừng phòng hộ (ha) Rừng sản xuất (ha) Tổng diện tích rừng tự nhiên 56.123 100 12.424 14.792 28.907 Rừng gỗ tự nhiên 55.170 98,3 11.349 14378 28.781 Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 953 1,7 415 412 126
Nguồn: Báo cáo số liệu hiện trạng ruộng và đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang, năm 2019
45
Đối với rừng tự nhiên, hiện nay rừng nguyên sinh không còn mà thay vào đó là rừng thứ sinh. Phân theo điều kiện lập địa, 100% rừng ở Bắc Giang là rừng trên núi đất, phân bố trên các đồi, núi đất phù hợp với địa hình, khí hậu tại Bắc Giang. Rừng tự nhiên phân theo loài cây cụ thể là rừng gỗ lá rộng thƣờng xanh hoặc nửa rụng lá chiếm ƣu thế. Diện tích rừng gỗ tự nhiên là 55.170 ha, chiếm 98,3% diện tích rừng tự nhiên; còn lại là rừng hỗn giao gỗ và tre nứa. Trong đó, rừng hỗn giao gỗ là chính chiếm 1,7%, còn rừng hỗn giao tre nứa là chính chỉ có 5 ha. Rừng tự nhiên chiếm diện tích lớn nhất thuộc rừng sản xuất 28.907 ha, chiếm 51,5%. Rừng phòng hộ 14.792 ha, chiếm 26,4%. Còn lại là rừng đặc dụng, chiếm tỉ lệ nhỏ nhất. Diện tích chƣa thành rừng của Bắc Giang 20.317 ha, vẫn chiếm tỉ lệ khá lớn: 12,7%.
Tình hình phân bố: vẫn có sự phân hóa lớn về mặt lãnh thổ. Diện tích rừng và độ che phủ rừng có sự khác nhau rõ rệt giữa các huyện trong tỉnh. Cụ thể tại bảng 2.8.
Bảng 2.8. Tổng hợp diện tích rừng phân theo các huyện, năm 2019
TT Đơn vị Tổng diện tích có rừng Rừng tự nhiên Rừng trồng Đã thành rừng Chƣa thành rừng
1 Huyện Hiệp Hòa 170 - 170 -
2 Huyện Lạng Giang 1.828 - 1.828 264
3 Huyện Lục Nam 21.736 7.957 13.779 2.200 4 Huyện Lục Ngạn 44.296 12.314 31.982 3.090 5 Huyện Sơn Động 61.906 34.898 27.007 4.857
6 Huyện Tân Yên 1.150 - 1.150 59
7 Huyện Việt Yên 1.096 - 1.096 77
8 Huyện Yên Dũng 1.291 - 1.291 138
9 Huyện Yên Thế 13.618 953 12.665 2.552
10 Thành Phố Bắc Giang 100 - 100 80
Nguồn: Báo cáo số liệu hiện trạng ruộng và đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang, năm 2019
46
Những huyện có diện tích rừng lớn chiếm ƣu thế là Sơn Động 61.906 ha chiếm 42,06% tổng diện tích có rừng của tỉnh và độ che phủ là 72%. Thứ hai là huyện Lục Ngạn (44.296 ha chiếm 30,09% tổng diện tích có rừng của tỉnh và độ che phủ là 42,9%). Tiếp theo là Huyện Lục Nam (21.736 ha chiếm 14,77% tổng diện tích có rừng của tỉnh và độ che phủ là 35,7%). Yên thế là huyện cũng có diện tích rừng khá lớn (13.618 ha chiếm 9,25% tổng diện tích có rừng của tỉnh và độ che phủ là 44,5%).
Thành phố Bắc Giang và các huyện còn lại có diện tích rừng rất nhỏ. Thành phố Bắc Giang chỉ có 100 ha chiếm tỉ lệ 0,07%; độ che phủ thấp 1,5%. Huyện Hiệp Hòa là 170 ha, tỉ lệ 0,12%; độ che phủ 0,8%. Các huyện có khoảng trên 1000 ha là Lạng Giang, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng. Độ che phủ dao động từ 5,5 - 7,5%.
Hình 2.5. Tỉ lệ che phủ rừng các huyện năm 2019 (%)
(Nguồn: Báo cáo số liệu hiện trạng ruộng và đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang, năm 2019)
Rừng tự nhiên tập trung tại 4 huyện lần lƣợt là Sơn Động 34.898 ha; Lục Ngạn 12.314 ha, Lục Nam 7.957 ha và Yên Thế là 953 ha. Các huyện trên là các huyện miền núi, điều kiện sinh thái phù hợp với sự phát triển rừng cũng là
47
trọng điểm thu hút vốn hỗ trợ đầu tƣ, phát triển lâm nghiệp bảo vệ, khoanh nuôi và phát triển rừng.
Các huyện trên địa bàn tỉnh đều có rừng trồng nhƣng (diện tích rừng trồng đã thành rừng). Phân bố nhiều nhất tại Lục Ngạn 31.982 ha, chiếm 35,11%; Sơn Động 27.007 ha, chiếm 29,66%; Lục Nam 13.779 ha, chiếm 15,13% và Yên Thế 12.665 ha chiếm 13,91%. Các huyện còn lại chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Đối với diện tích rừng trồng chƣa thành rừng cũng tập trung tại các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế.
Về trữ lƣợng rừng: Theo kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp đến ngày 31/12/2019, rừng Bắc Giang có trữ lƣợng trên 8 triệu m3
gỗ và trên 5 triệu cây tre nứa, trong đó trữ lƣợng rừng tự nhiên là 5.001.596 m3
và rừng trồng 3.048.838 m3 (Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng năm 2019, kèm theo Quyết định số 227/QĐ-UBND ngày 14/02/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang v/v công bố hiện trạng, diện tích rừng tỉnh Bắc Giang năm 2019).