Hiện trạng thảm thực vật rừng tỉnh Bắc Giang năm 2012

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu tài nguyên rừng ở tỉnh Bắc Giang vì mục đích phát triển bền vững (Trang 47 - 53)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Hiện trạng thảm thực vật rừng tỉnh Bắc Giang năm 2012

2.2.1.1. Phân bố thảm thực vật rừng

Theo số liệu của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang, tính ngày 31 tháng 12 năm 2012, Bắc Giang có diện tích đất rừng khoảng trên 145.700,2 ha. Trong đó, rừng phòng hộ 15.950,7 ha, chiếm 10,95%; rừng đặc dụng 13.731,4 ha, chiếm 9,42%; rừng sản xuất 101792,7 ha, chiếm 69,87% tổng diện tích rừng. Ngoài ba loại rừng là 14.225,4 ha chiếm 9,76%.

Bảng 2.4. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo chức năng (Đơn vị: ha)

Loại đất, loại rừng Diện tích cuối năm

Phân theo chức năng sử dụng Ngoài 3 loại rừng Tổng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất Diện tích tự nhiên 384.971,4 146.435,3 14.046,5 18.868,2 113.520,6 14.225,4 I. Đất có rừng 145.700,2 131.474,8 13.731,4 15.950,7 101.792,7 14.225,4 A. Rừng tự nhiên 63.559,2 59.554,9 12.312,7 12.171,8 35.070,3 4.004,3 1. Rừng gỗ 62.351,4 58.347,1 11.809,1 11.945,0 34.593,0 4.004,3 2. Rừng tre, nứa 36,1 36,1 26,6 9,5 3. Rừng hỗn giao 1.171,7 1.171,7 477,0 226,8 467,9 B. Rừng trồng 77.356,5 67.135,4 1.358,7 3.636,4 62.140,3 10.221,1 1. RT có trữ lƣợng 46.741,1 40.880,6 443,4 2.596,8 37.840,3 5.860,6 2. RT chƣa có trữ lƣợng 30.605,5 26.248,5 915,3 1.039,5 24.293,7 4.357,0 3. RT là tre, luồng 9,9 6,4 6,4 3,5 C. Rừng trồng cây CN và đặc sản 4.784,5 4.784,5 59,9 142,5 4.582,1 - II. Đất trồng, đồi núi

không rừng (quy hoạch cho lâm nghiệp)

14.960,5 14.960,5 315,1 2.917,5 11.727,9 2. Không có cây tái

sinh (la, Ib) 12.210,2 12.210,2 304,6 1.798,5 10.107,0 3. Có cây gỗ tái sinh

rải rác (Ic) 2.750,3 2.750,3 10,5 1.119,0 1.620,8 III. Đất khác (nông

nghiệp, thổ cƣ...) 224.310,7

Nguồn: Báo cáo số liệu hiện trạng ruộng và đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang, năm 2012

38

Theo đó, diện tích rừng tự nhiên của tỉnh Bắc Giang đến hết năm 2012 là 63559.2 ha chiếm 43.6% diện tích đất có rừng và chiếm 16.3% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó chủ yếu là rừng gỗ với 62.351.4 ha chiếm đến 98.1% diện tích rừng tự nhiên, còn lại rừng tre nứa và hỗn giao gỗ + tre, nứa chiếm tỉ lệ nhỏ. Nhƣ vậy, trong tổng diện tích rừng tự nhiên tỉnh Bắc Giang năm 2012 thì rừng gỗ chiếm tỉ lệ lớn nhất với nhiều cây gỗ có giá trị kinh tế cao nhƣ: lim xanh, lát hoa, vối thuốc…Tuy nhiên so với đầu năm, diện tích rừng tự nhiên giảm 9,2 ha cho thấy việc khai thác rừng vẫn diễn ra trong mức cho phép và chất lƣợng rừng vẫn đƣợc đảm bảo. Nhằm bảo vệ và khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế rừng tại địa phƣơng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định chính trị - xã hội và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Bắc Giang đã triển khai đề án giao rừng và xác định trong năm 2012 hoàn thành cơ bản việc giao rừng, cho thuê rừng trên thực địa. Triển khai các dự án Lâm nghiệp nhƣ Dự án Lâm nghiệp Việt - Đức do chính phủ cộng hòa Liên bang Đức tài trợ đã xây dựng đƣợc 90 vƣờn ƣơm làng bản cùng với việc trồng và khoanh nuôi rừng. Rừng trồng đƣợc trồng hỗn giao giữa loài thông với keo, trám xen lát, vối thuốc, trám trắng, lim xanh,…; Dự án trồng rừng cung cấp nguyên liệu gỗ mỏ; Dự án Lâm nghiệp Việt - Thái do Hoàng gia Thái Lan tài trợ; Dự án hỗ trợ rừng sản xuất 147;… nhờ đó rừng ngày càng đƣợc bảo vệ, phát triển tốt, nạn đốt phá rừng và khai thác trái phép giảm mạnh, đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân miền núi đƣợc cải thiện rõ rệt. Công tác quản lý bảo vệ rừng trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực và đạt kết quả tốt. Hầu hết diện tích rừng tự nhiên đã đƣợc đƣa vào bảo vệ.

Theo chức năng, rừng sản xuất có diện tích lớn nhất chiếm đến 77.43% tổng diện tích đất có rừng, thứ hai là rừng phòng hộ và ít nhất là rừng đặc dụng. Trong cơ cấu rừng, ƣu thế thuộc về rừng sản xuất phù hợp với tỉnh trung du miền núi nhƣ Bắc Giang, rừng sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, cung cấp gỗ nguyên liệu.

39

Bảng 2.5. Tổng hợp diện tích và độ che phủ rừng theo đơn vị hành chính năm 2012 STT Huyện Diện tích có rừng (ha) Tỉ lệ diện tích có rừng so với toàn tỉnh (%) 1 Hiệp Hòa 58.8 0.04 2 Lạng Giang 1748.5 1.20 3 Lục Nam 24083.6 16.53 4 Lục Ngạn 37002.7 25.40 5 Sơn Động 65365.9 44.86 6 Tp Bắc Giang 165.7 0.11 7 Tân Yên 1218.6 0.84 8 Việt Yên 906.6 0.62 9 Yên Dũng 1679.2 1.15 10 Yên Thế 13470.7 9.25 Tổng 145700.2 100.00

Nguồn: Báo cáo số liệu hiện trạng ruộng và đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang, năm 2012

Sự phân bố thảm thực vật rừng có sự phân hóa theo lãnh thổ. Diện tích rừng của tỉnh Bắc Giang tập trung tại một số huyện tiêu biểu nhƣ huyện Sơn Động - Diện tích có rừng là 65.365,9 ha, chiếm 44.9% diện tích toàn tỉnh đồng thời cũng là huyện có độ che phủ rừng cao nhất đạt 74.1%. Ngoài ra huyện Lục Ngạn, Lục Nam cũng có diện tích rừng chiếm tỉ lệ khá cao: huyện Lục Ngạn chiếm 25.4%, huyện Lục Nam chiếm 16.5%.

40

Là huyện miền núi, huyện Sơn Động có diện tích rừng lớn và độ che phủ rừng cao nhất toàn tỉnh. Huyện có 12 dân tộc cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu sống dựa vào rừng. Địa hình và đất đai của huyện khá đa dạng, phong phú cho phép phát triển tài nguyên rừng với nhiều loại cây có giá trị. Rừng tự nhiên phân bố chủ yếu ở các xã An Lạc, Vân Sơn, Hữu Sản, Dƣơng Hƣu, thị trấn Tây Yên Tử, Thanh Luận, Tuấn Đạo... Đặc biệt trong Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, thảm thực vật rừng có độ che phủ lớn (68%), chủ yếu là các loài cây bản địa và các loại gỗ quý nhƣ lim, lát, pơmu, thông tre, sến, táu, dẻ... Diện tích rừng trồng ngày càng tăng với các Chƣơng trình 327, Chƣơng trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, Dự án khu bảo tồn thiên nhiên tây Yên Tử... do đó diện tích rừng ở các vùng dự án ngày càng phát triển, không chỉ góp phần nâng độ che phủ của rừng, giữ gìn môi sinh, bảo tồn nguồn gen và tính đa dang sinh học mà còn phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế từ rừng, cải thiện cuộc sống ngƣời dân.

Thứ hai, huyện Lục Ngạn có diện tích rừng 37.002,7ha chiếm 25,40% diện tích rừng của tỉnh Bắc Giang. Là huyện có địa hình vùng núi cao chiếm gần 60% diện tích tự nhiên toàn huyện, địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc khá lớn, độ cao trung bình từ 300m - 400m, nơi thấp nhất là 170m so với mực nƣớc biển. Trong đó núi cao độ dốc >250, chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên trong vùng, điều kiện sinh thái thuận lợi phát triển tài nguyên rừng. Địa hình vùng đồi thấp có độ chia cắt trung bình với độ cao trung bình từ 80 - 120m so với mực nƣớc biển, phần lớn là đồi thoải, một số nơi đất bị xói mòn. Địa hình và đất đai lại thích hợp với trồng các cây ăn quả nhƣ: hồng, nhãn, vải thiều... đặc biệt là cây vải thiều.

Tiếp theo, huyện Lục Nam có diện tích rừng là 24.083,6 ha, chiếm 16,53%, huyện Yên Thế là 14.504,5 chiếm 9,05%. Đây cũng là những huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tài nguyên rừng. Qua phân tích cho thấy, thảm thực vật rừng của tỉnh Bắc Giang

41

phân bố ở hầu hết các tỉnh nhƣng chủ yếu tập trung tại các huyện miền núi là Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế. Đây là các huyện miền núi, nơi cƣ trú của đồng bào dân tộc ít ngƣời, mật độ dân số thấp, đời sống phụ thuộc nhiều vào nghề rừng.

Các huyện còn lại là những vùng đồng bằng, đồi thấp, diện tích rừng và độ che phủ rừng thấp, chủ yếu là rừng trồng. Đây cũng là các huyện có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi cho phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt động nông - công nghiệp và dịch vụ đặt ra yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất nên đất có rừng của các huyện có xu hƣớng giảm so với những năm trƣớc đây.

42 Bảng 2.6. Tổng hợp trữ lƣợng các trạng thái rừng Loại rừng Tổng trữ lƣợng (m3, Cây)

Phân theo đơn vị hành chính TP. BGiang Yên Thế Tân Yên Việt Yên Yên Dũng Lạng Giang Hiệp Hoà Lục Nam Lục Ngạn Sơn Động Trữ lƣợng rừng sản xuất 3.587.773 1.183 551.891 13.389 30.634 12.417 27.572 3.921 894.868 1.019.602 1.032.297 I. Rừng tự nhiên 1.404.567 - 59.202 15 - - 968 - 309.234 230.064 805.084 1. Rừng gỗ lá rộng 1.404.567 - 59.202 15 - - 968 - 309.234 230.064 805.084 - Rừng trung bình 2.432 2.432 - Rừng nghèo 1.402.135 - 59.202 15 - - 968 - 309.234 227.631 805.084 II. Rừng trồng 2.183.206 1.183 492.689 13.374 30.634 12.417 26.604 3.921 585.634 789.539 227.213 - Rừng gỗ có trữ lƣợng 2.183.206 1.183 492.689 13.374 30.634 12.417 26.604 3.921 585.634 789.539 227.213 - Rừng tre nứa - - -

43

Theo thống kê cho thấy: Tổng trữ lƣợng gỗ toàn tỉnh: 3.587.773 m3

: - Trữ lƣợng gỗ từ rừng tự nhiên của rừng sản xuất trên toàn tỉnh là 1.404.567 m3 (chiếm 39% tổng trữ lƣợng gỗ) trung bình 36,04 m3/ha.

- Trữ lƣợng rừng trồng 2.183.206 m3 (chiếm 61% tổng trữ lƣợng gỗ) trung bình 71,18 m3/ha.

- Cơ cấu trữ lƣợng gỗ rừng trồng theo loài cây: Bạch đàn chiếm 46%, keo 35%, thông mã vĩ: 18% tổng trữ lƣợng gỗ và theo cấp tuổi: cấp tuổi II: 74%, cấp tuổi III: 18% và cấp tuổi IV: 8%. Tại cấp tuổi I rừng mới trồng chƣa có trữ lƣợng đã có cơ cấu cây trồng thay đổi mạnh so với rừng trồng đã có trữ lƣợng: các loài keo chiếm 58%, bạch đàn 27% tổng diện tích rừng trồng, còn lại là thông và cây khác. Cơ cấu này có ý nghĩa quan trong trong định hƣớng phát triển công nghiệp chế biến, tiêu thụ gỗ trong thời gian tới.

Bắc Giang có trữ lƣợng rừng tự nhiên và rừng trồng trung bình thấp, nguyên nhân chính là do diện tích rừng tự nhiên là rừng nghèo chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích rừng tự nhiên, diện tích này không có khả năng cung cấp gỗ trong 5-10 năm tới. Rừng trồng chiếm 12,2% diện tích rừng có trữ lƣợng ở cấp tuổi III, IV, diện tích này loài cây chủ yếu là Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Bạch đàn trắng (Eucalytus camaldulensis) trồng từ hạt trồng trƣớc năm 2000, cây trồng hiện sinh trƣởng chậm, cằn cỗi.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu tài nguyên rừng ở tỉnh Bắc Giang vì mục đích phát triển bền vững (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)