Quản lý rủi ro thị trường

Một phần của tài liệu EXIMBANK BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN ANNUAL REPORT 2020 (Trang 43)

III. BÁO CÁO VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA BAN ĐIỀU HÀNH

1. Quản lý rủi ro thị trường

i) Quản lý rủi ro lãi suất:

Ngân hàng quản lý rủi ro này thông qua việc phân tích trạng thái chênh lệch kỳ định lại lãi suất của tài sản nhạy lãi (RSA) và nợ phải trả nhạy lãi (RSL); Thiết lập các hạn mức về tỷ lệ chênh lệch tích lũy (của RSA-RSL)/tổng tài sản tại các kỳ hạn trong thang kỳ hạn; Phân tích sự thay đổi của thu nhập lãi thuần (∆NII) và sự thay đổi của giá trị kinh tế của vốn chủ sở hữu (∆EVE) để đánh giá tổn thất về thu nhập và giá trị vốn kinh tế của Ngân hàng theo các kịch bản lãi suất khác nhau trong khoảng thời gian đo lường nhất định (thông thường là một năm).

ii) Quản lý rủi ro ngoại hối:

Rủi ro tỷ giá được quản lý thông qua việc giám sát nghiêm ngặt việc tuân thủ các quy định về hạn mức, bao gồm hạn mức giao dịch, hạn mức dừng lỗ, hạn mức thẩm quyền, hạn mức đối tác, hạn mức về tổng trạng thái cuối ngày,…. đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của cơ quan nhà nước và quy định nội bộ của Ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng còn triển khai các mô hình đo lường đánh giá rủi ro, định giá các công cụ tài chính hàng ngày để ước lượng tổn thất nhằm kiểm soát rủi ro nằm trong khẩu vị mà Ngân hàng có thể chấp nhận được. Bên cạnh đó, Ngân hàng có thể sử dụng các sản phẩm phái sinh nhằm mục đích ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro tỷ giá có thể phát sinh.

(iii) Quản lý rủi ro giá đầu tư: Để quản lý rủi ro giá đầu tư, Eximbank đã triển khai các phương pháp đo lường, đánh giá danh mục đầu tư theo giá thị trường, thiết lập các giới hạn rủi ro giá đầu tư (hạn mức đầu tư trái phiếu, hạn mức dừng lỗ, …) phù hợp với quy định của NHNN và mục tiêu, chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu EXIMBANK BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN ANNUAL REPORT 2020 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)