Đất đai là tặng vật của tự nhiên cho con người, nhưng bằng lao động cải tạo đất con người đã tác động vào đất đai, cải tạo đất đai và làm cho đất đai mang dấu ấn của con người. Với tư cách một bộ phận của thế giới tài nguyên được con người sử dụng lâu đời, đất đai có vai trò to lớn trong phát triển KT-XH của bất kỳ quốc gia nào. Vai trò quan trọng đó thể hiện dưới các giác độ sau:
Thứ nhất, đất đai là tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia. Đất cũng là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Nếu không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, và do đó con người cũng không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay.
Luật Đất đai năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng”.
nhau. Trong công nghiệp, trừ công nghiệp khai khoáng, đất đai được coi là địa điểm, nền móng, điều kiện trong quá trình hoạt động sản xuất. Trong nông nghiệp, nhất là ngành trồng trọt, đất đai vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động. Ở nước ta, với quá nửa số dân số sinh sống gắn với kinh tế nông - lâm nghiệp, đất đai càng có vai trò quan trọng hơn.
Đất đai là yếu tố cấu thành nên lãnh thổ của mỗi quốc gia, là nguồn lực tài nguyên của tăng trưởng và phát triển.
Đất đai còn là nguồn tạo vốn phát triển kinh tế. Nhờ thế chấp đất, các tổ chức kinh tế có thể vay vốn ngân hàng phát triển sản xuất, kinh doanh và cũng nhờ huy động nguồn vốn từ đất đai thông qua việc đấu giá, giao đất, cho thuê đất…các cơ quan nhà nước có nguồn tài chính tài trợ cho các hoạt động của họ. Có thể nói, sự liên thông giữa thị trường bất động sản và thị trường tài chính đã làm tăng tính hiệu quả của nền kinh tế. ’
Đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng như đã nêu trên mà nó còn có ý nghĩa về mặt chính trị. Tài sản quý giá ấy đã được bảo vệ bằng cả xương máu của bao thế hệ dựng nước, bảo vệ đất nước. Diện tích đất đai mà một quốc gia làm chủ thể hiện sức mạnh của quốc gia đó, ranh giới quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia. Đất đai còn là nguồn của cải của các gia đình, tổ chức, quyền sử dụng đất đai là hàng hóa của thị trường bất động sản, là tài sản lâu bền đảm bảo sự an toàn về tài chính, có thể chuyển nhượng và để thừa kế qua các thế hệ...