Thực trạng đất đai và sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA CHÍNH QUYỀN THỊ XÃ NGHĨA LỘ, TỈNH YÊN BÁI (Trang 59 - 104)

2.1. Thực trạng đất đai và sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ,tỉnh Yên Bái tỉnh Yên Bái

2.1.1. Thực trạng đất đai của chính quyền thị xã Nghĩa Lộ

Thị xã Nghĩa Lộ nằm ở phía Tây tỉnh Yên Bái, cách trung tâm tỉnh Yên Bái 84km theo quốc lộ 32, bao gồm 7 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có 4 phường: Pú Trạng, Trung Tâm, Tân An, Cầu Thia và 3 xã: Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc, Nghĩa An. Về địa hình, Nghĩa Lộ nằm ở trung tâm vùng lòng chảo Mường Lò rộng lớn, thị xã có địa hình tương đối bằng phẳng, địa hình nghiêng theo hướng từ Tây sang Đông, từ Nam lên Bắc, với độ cao trung bình 250m so với mặt biển, được bao bọc xung quanh bởi những dãy núi cao.

Vị trí địa lý và địa hình đó đã tạo ra cho Nghĩa Lộ các yếu tố khí hậu mang đặc trưng của tiểu vùng khí hậu Tây Bắc, trong năm có 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình của cả năm là 22,50C, trong đó tháng trung bình cao nhất là 27,40C, trung bình tháng thấp nhất là 16,40C. Là địa phương có số giờ nắng cả năm hơn 1700 giờ, cao hơn các nơi khác trong tỉnh. Với lượng mưa trung bình một năm từ 1400mm - 1600mm, Thị xã là nơi có lượng mưa thấp so với một số địa phương trong tỉnh. Mưa lớn tập trung vào các tháng 5 tháng 8; mưa nhỏ, lượng mưa không đáng kể tập trung vào tháng 11 tháng 12 hàng năm. Là khu vực nằm sâu trong nội địa, độ ẩm Nghĩa Lộ thường thấp hơn so với một số nơi trong tỉnh. Độ ẩm tương đối 84% rất thích hợp phát triển cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả. Nguồn tài nguyên đất của thị xã Nghĩa Lộ mang đặc trưng địa hình bồn địa, được kiến tạo bồi đắp bằng vật liệu rửa trôi với tầng mùn tương đối dày, tầng dày phong hóa lớn, độ dốc nhỏ đã tạo nên lợi thế của Nghĩa Lộ là một vùng trọng điểm cây lương thực của tỉnh Yên bái, trong đó chủ yếu là cây lúa.

Chế độ thủy văn ở Nghĩa Lộ khá phong phú. Bao quanh Thị xã là Ngòi Thia, Ngòi Nung, Suối Đôi. Tuy nhiên, cùng với tài nguyên nước ngầm, hệ thống ngòi suối là nơi cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của Nghĩa Lộ.

Tính đến ngày 31/12/2019, tổng diện tích tự nhiên của thị xã Nghĩa Lộ là 3030.88 ha, trong đó đơn vị hành chính có diện tích lớn nhất là xã nghĩa An (có diện tích 1.159,62 ha), đơn vị hành chính có diện tích nhỏ nhất là phường Cầu Thia (với 113,70 ha). Nhìn chung hiện trạng sử dụng đất của thị xã Nghĩa Lộ tính đến thời điểm thống kê có cơ cấu tương đối hợp lý đối với một đô thị miền núi, thể hiện tại Biểu đồ 2.1

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu sử dụng đất của thị xã Nghĩa Lộ năm 2019

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Nghĩa Lộ.

Các phường thuộc trung tâm thị xã có tỷ lệ đất phi nông nghiệp lớn, các xã có tỷ lệ đất nông nghiệp cao. Trong những năm qua cơ cấu sử dụng đất tại các xã đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ nhóm đất phi nông nghiệp. Hiện nay, cơ cấu đất của thị xã Nghĩa Lộ như sau:

Bảng 2.2: Cơ cấu sử dụng đất của thị xã Nghĩa Lộ năm 2019 STT Mục đích sử dụng Cơ cấu sửdụng đất năm 2019 So với diện tích tự nhiên (%) Tổng diện tích đất của ĐVHC 3.030,88 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 2.259,79 74,55

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1.333,28 43,99

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1.098,26 36,23

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 746,27 24,62

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 351,99 11,61

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 235,02 7,75

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 873 28,80 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 873 28,80 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 51,40 1,69 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 2,11 0,06

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 730,37 24,09

2.1 Đất ở OCT 240,07

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 88,48 2,91

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 152,22 5,02

2.2 Đất chuyên dùng CDG 331,53

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 6,35 0,20

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 15,72 0,51

2.2.3 Đất an ninh CAN 1,13 0,04

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi NN CSK 30,17 0,99 2.2.5 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 278,16 9,17

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 0,68 0,02

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,50 0,01

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang

lễ, nhà hỏa táng NTD 21,24 0,70

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 132,02 4,36

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 0,74 0,02 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 2,77 0,09

3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 40,71 1,34

2.1.2. Thực trạng sử dụng đất của chính quyền thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái

* Hiện trạng theo đối tượng sử dụng đất:

Tổng diện tích phân theo đối tượng sử dụng đất là 1.925,81 ha, bằng 63,53% tổng diện tích tự nhiên (theo Biểu đồ 2.2)

Biểu đồ 2.2: Hiện trạng đất đai theo đối tượng sử dụng đất năm 2019

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Nghĩa Lộ (ĐVT: ha) Trong đó:

- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng 1.751,00 ha chiếm 57,77% tổng diện tích tự nhiên. - Các tổ chức kinh tế sử dụng 37,49 ha chiếm 1,24% tổng diện tích tự nhiên

- Cơ quan, đơn vị Nhà nước sử dụng 114,27 ha chiếm 3,77% tổng diện tích tự nhiên

- Tổ chức sự nghiệp công lập 21,96 ha chiếm 0,72% tổng diện tích tự nhiên - Cộng đồng dân cư sử dụng 1,09 ha chiếm 0,04% tổng diện tích tự nhiên

* Hiện trạng đất đai theo đối tượng quản lý:

Tổng diện tích các đối tượng được giao quản lý là 1.105,07 ha, chiếm 36,46% tổng diện tích tự nhiên (theo Biểu đồ 2.3)

Biểu đồ 2.3: Hiện trạng đất đai theo đối tượng quản lý năm 2019

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Nghĩa Lộ (ĐVT: ha)

Trong đó:

- Đất nông nghiệp 702,18 ha. UBND cấp xã quản lý 696,77 ha chiếm 99,22% tổng diện tích đất nông nghiệp. Tổ chức Phát triển quỹ đất quản lý 5,41 ha chiếm 0,78% tổng diện tích đất nông nghiệp.

- Đất phi nông nghiệp 359,10 ha trong đó: UBND cấp xã quản lý 314,70 ha chiếm 87,64% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Tổ chức phát triển quỹ đất quản lý 17,21 ha, chiếm 4,79 % tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Cộng đồng dân cư và Tổ chức khác quản lý 27,19 ha chiếm 7,57 % tổng diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất chưa sử dụng 40,71 ha do UBND cấp xã quản lý.

* Biến động các loại đất của chính quyền thị xã Nghĩa Lộ trong những năm qua

- Tổng diện tích tự nhiên năm 2019 là 3.030,88 ha không thay đổi so với năm 2018 và 2017.

Bảng 2.3: Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất giai đoạn 2017 -2019

ĐVT: ha

STT Mục đích sử dụng năm 2019Diện tích

So với năm 2018 So với năm 2017 Diện tích

năm 2018 Tăng (+)giảm (-) năm 2017Diện tích

Tăng (+) giảm (-) Tổng diện tích đất của ĐVHC (1+2+3) 3.030,88 3.030,88 0,00 3.030,88 0,00 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 2.264,79 2.262,79 2,00 2.251,40 13,39

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1.338,28 1.332,64 0,64 1.333,22 0,06 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1.102,26 1.104,46 -2,20 1.114,07 -11,81 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 750,27 751,54 -1,27 758,75 -8,48 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 351,99 352,92 -0,93 355,32 -3,33 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 236,02 228,18 7,84 219,15 16,87 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 873 873 0,00 860,51 12,49 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 873 873 0,00 860,51 12,49 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 51,40 52,64 -1,24 53,16 -1,76 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 2,11 4,51 -2,40 4,51 -2,40

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 731,97 728,87 3,10 740,25 -8,28

2.1 Đất ở OCT 242,30 231,35 10,95 224,76 17,54

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 90,08 92,12 -2,04 89,83 -0,25 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 152,22 139,83 12,39 134,93 17,29 2.2 Đất chuyên dùng CDG 331,53 345,71 -14,18 364,01 -32,57 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 6,35 6,76 -0,41 6,39 -0,40 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 15,72 14,72 1,00 11,68 4,04 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.3 Đất an ninh CAN 1,13 1,16 -0,03 1,32 -0,19

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 30,17 43,07 -13,53 38,97 -8,80 2.2.5 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 278,16 279,37 -1,21 305,74 -27,58

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 0,68 0,68 0,00 0,68 0,00 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,50 0,14 0,36 0,39 0,11 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 21,24 21,29 -0,05 21,31 -0,07 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 132,02 125,91 6,29 126,56 5,64 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 0,74 0,74 0,00 0 0,74 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 2,77 2,45 0,32 2,45 0,32

3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 34,10 39,15 -5,05 39,22 -5,12

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Nghĩa Lộ

tăng là 2.264,79 ha, tăng 13,39 ha; đất phi nông nghiệp năm 2017 là 740,25 ha đến năm 2019 giảm xuống là 731,97 ha, giảm 8,28 ha; đất chưa sử dụng năm 2017 là 39,22 ha đến năm 2019 giảm xuống là 34,10 ha, giảm 5,12 ha. Như vậy nhóm đất nông nghiệp vẫn được Thị xã Nghĩa Lộ chú trọng đúng theo quy hoạch được duyệt. Đặc biệt, việc giảm diện tích đất lúa là cây trồng chủ lực của Thị xã có nguyên nhân một phần do đô thị hóa và công nghiệp hóa đã chuyển một phần đất nông nghiệp (trong đó có đất lúa) sang đất phi nông nghiệp, phần còn lại là chuyển đổi sang đất trồng cây lâu năm kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản mang lại thu nhập cao hơn.

2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước về đất đai của chính quyền thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017 - 2019

2.2.1. Thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

Xác định công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai là việc thường xuyên, lâu dài và liên tục, hiệu quả công tác tuyên truyền không thể định lượng và nhìn thấy ngay như những lĩnh vực khác mà hiệu quả đó được kết tinh trong hiệu quả xã hội, thẩm thấu từng bước qua sự thay đổi nhận thức của đối tượng được tuyên truyền.

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg, ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 10/CT-UBND, ngày 28/3/2014 của UBND tỉnh, Kế hoạch số 26/KH- STNMT, ngày 05/4/2014 của Sở TN&MT về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013. Trong đó, nêu rõ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai phải được tiến hành hàng năm thực hiện thường xuyên, liên tục với nội dung thiết thực và hình thức phù hợp với từng đối tượng. Quán triệt tinh thần đó, UBND thị xã Nghĩa Lộ đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường xây dựng chương trình, kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai thực hiện hàng năm. Trong giai đoạn 2017 - 2019, UBND thị xã đã tổ chức hội nghị triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013 cho 280 cán bộ lãnh đạo cấp huyện, hàng năm đều tổ chức lớp tập huấn về Luật Đất đai cho 302 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện, tổ chức cuộc thi “Nông dân tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực đất đai”, thu hút sự tham gia của 220 hội viên trên toàn

địa bàn.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai trên địa bàn thị xã trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế như: - Hoạt động phối hợp tuyên truyền giữa các cấp, các ngành, các đơn vị tuy đã được quan tâm, đầu tư cải tiến, xong nhìn chung còn chưa thường xuyên, liên tục, công tác phối hợp, sự vào cuộc và quan tâm của các ngành đôi khi chưa chặt chẽ, có lúc còn mang tính hình thức, còn có những suy nghĩ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai là trách nhiệm của ngành Tài nguyên.

- Truyền tải các nội dung pháp luật về đất đai đến cho nhân dân tại các vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số mặc dù đã có nhiều cố gắng song việc duy trì công tác này chưa được thường xuyên do còn nhiều khó khăn bởi địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn và nhận thức còn hạn chế của một bộ phận đồng bào dân tộc.

- Hình thức và nội dung tuyên truyền đã được đầu tư, cải tiến song nhìn chung trên cơ sở nguồn lực hạn chế, bố trí dàn trải ở một số nội dung nên phần nào chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Đặc biệt là sau khi ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực đất đai đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, trong đó có nhiều văn bản mới được ban hành đòi hỏi sự cần thiết phải tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong cán bộ và nhân dân song nguồn lực thực hiện còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Hộp 2.1: Đánh giá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai của chính quyền thị xã Nghĩa Lộ giai đoạn 2017-2019 và 6 tháng đầu năm 2020

Ông: Hoàng Quốc Tuấn , Phó Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Nghĩa Lộ nhận xét: Trong những năm qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và về đất đai nói riêng trên địa bàn Thị xã đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật về đất đai cho cán bộ và nhân dân. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai đã đạt được những kết quả khả quan. Giai đoạn 2017 - 2019, UBND thị xã đã tổ chức được các lớp tập huấn phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

đến người dân và doanh nghiệp đóng trên địa bàn thị xã. 6 tháng đầu năm 2020 do ảnh hưởng của dịch COVID 19, Theo kế hoạch sẽ tổ chức tập huấn về công tác kiểm kê đất đai cho hơn 120 cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện và công chức địa chính xã, phường, thị trấn; tập huấn phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai cho 80 người tham dự là cán bộ địa chính xã, cán bộ, viên chức Văn phòng đăng ký đất đai và tổ chức phát triển quỹ đất trên địa bàn toàn huyện vào tháng 3, tuy nhiên đến tháng 5/2020 mới tổ chức được.

Nguồn: Kết quả phỏng vấn của tác giả

2.2.2. Thực trạng lập, điều chỉnh và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

2.2.1.1. Thực trạng lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, KHSDĐ 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của thị xã Nghĩa Lộ đã được UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt tại Quyết định số 421/QĐ-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2014. Ủy ban nhân dân thị xã đã ra Công văn số 199/UBND - TNMT ngày 19/05/2014 về việc Thông báo, công bố, công khai QHSDĐ đến năm 2020, KHSDĐ 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tới cơ sở, đồng thời tổ chức triển khai việc thực hiện kế KHSDĐ theo quy hoạch. Đã ra Công văn số 33/UBND-TNMT ngày 05 tháng 3 năn 2015 về việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất giai đoạn (2016-2020) và KHSDĐ năm 2016 đến UBND các xã, phường,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA CHÍNH QUYỀN THỊ XÃ NGHĨA LỘ, TỈNH YÊN BÁI (Trang 59 - 104)