trữ tỉnh Phú Thọ đến năm 2025
Thứ nhất, Công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước phải được thực hiện từ các đơn vị cấp cơ sở, số quyết toán phải là số thực chi theo từng nội dung kinh tế phản ánh đúng mục lục ngân sách và trong dự toán năm được duyệt. Kiên quyết xuất toán những khoản chi không đúng chế độ, chi sai mục đích nhằm thu hồi nộp trả NSNN.
Thứ hai, công tác chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước phải có thuyết minh chi tiết phân tích nguyên nhân tăng, giảm các khoản chi ngân sách nhà nước so với dự toán đầu năm đã được phân bổ, đi sâu phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế, giá cả, hiệu quả sản xuất kinh doanh, chính sách, chế độ,… làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và xây dựng dự toán những năm tiếp theo.
Thứ ba, công tác quyết toán chi ngân sách nhà nước phải thể hiện được tính hiệu lực, hiệu quả của các khoản chi ngân sách nhà nước. Thông qua việc đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả có thể biết được việc phân bổ chi ngân sách nhà nước đã hợp lý hay chưa. Đặc biệt, nguồn lực ngân sách nhà nước được phân cấp cần phải có tính dự đoán được, ổn định và rõ ràng. Ưu tiên các chiến lược trọng điểm chi ngân sách nhà nước, tập trung nguồn vốn NSNN để đầu tư phát triển, cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, giáo dục và đào tạo; chú trọng nguồn ngân sách nhà nước chi cho phát triển khoa học, ứng dụng công nghệ cao.
Thứ tư, công tác thanh tra kiểm sát phải chấp hành tốt Luật NSNN, thực hành tiết kiệm trong chi tiêu, chống lãng phí, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu
cơ quan, đơn vị. Tăng cường thanh tra, kiểm soát, đưa dần các khoản chi ngân sách nhà nước trên địa bàn đi vào nề nếp theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Rà soát, đơn giản hoá thủ tục hành chính một cách toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực. Thực hiện công khai, minh bạch trình tự, hồ sơ, thủ tục, thời hạn giải quyết, các khoản phí, lệ phí.