Ngành Bất động sản Khu công nghiệp [Trung lập]

Một phần của tài liệu BSC Sector Report (Trang 49 - 51)

8.55 tỉ USD (-21% yoy) khiến khu vực công nghiệp chững lại.

 Tình hình tài chính các doanh nghiệp trong ngành ổn định và đủ duy trì hoạt động kinh doanh lâu dài.  Chúng tôi đánh giá quan điểm đầu tư TRUNG LẬP năm với ngành năm 2020 tuy nhiên về dài hạn

2021 trở đi) các doanh nghiệp sẽ có triển vọng tích cực nhờ vào làn sóng dịch chuyển công xưởng, FDI, đầu tư công cải thiện cơ sở hạ tầng.

Tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 8.55 tỉ USD (-21% yoy) khiến lĩnh vực khu vực công nghiệp chững lại. Đại dịch Covid-19 tác động lớn tới quyết định của các nhà đầu tư cũng như quyết định mở rộng quy mô dự án, làm cho thu hút đầu tư nước ngoài trong quý I/2020, giảm cả về số lượng cũng như tổng vốn đầu tư đăng ký. Chúng tôi cho rằng ngành Khu công nghiệp 2020 không tránh khỏi tác động tiêu cực do quan ngại nhà đầu tư về đại dịch, việc thực địa các KCN để tìm kiếm địa điểm làm nhà máy cũng sẽ bị trì hoãn.

Chúng tôi cũng cho rằng ngành KCN năm 2020 KQKD sẽ bị sụt giảm nhe do đại dịch Covid ảnh hưởng tiến độ thuê tuy nhiên về dài hạn (2021 trở đi) sẽ tăng trưởng tích cực do (1) Việt Nam đã và đang tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) trong đó có FTA Việt Nam - EU (EVFTA), kỳ vọng tạo nên những nền tảng và bệ đỡ quan trọng để dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (2) dịch bệnh Corona có thể khiến các nhà máy thúc đẩy kế hoạch rời khỏi Trung Quốc hơn dự kiến để bảo vệ công nhân viên của họ và ổn định hoạt động, dịch chuyển sang các nước lân cận trong đó có Việt Nam (3) Các dự án đầu tư công đang được thúc đẩy, chúng tôi kỳ vọng cơ sở hạ tầng được cải thiện sẽ đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư, ngành khu công nghiệp được hưởng lợi trong dài hạn

Tình hình tài chính các doanh nghiệp trong ngành

Nguồn: BSC Research

BSC tiến hành stress test một số doanh nghiệp trong ngành để kiểm tra sức khỏe tài chính của doanh nghiệp với giả định công ty không tạo ra doanh thu và dòng tiền mới, tuy nhiên vẫn phải chi trả 50% chi phí hoạt động, chi phí lãi vay, khoản phải trả ngắn hạn. Hầu hết các doanh nghiệp ngành KCN đều có khả năng duy trì hoạt động với thời gian khá dài do lượng tiền mặt của doanh nghiệp lớn (SIP, NTC, MH3,

50

SZL…). Hệ số Nợ ngân hàng/vốn chủ sở hữu của ngành có mức trung bình đạt 0.13 cho thấy các doanh nghiệp không có nhiều áp lực trả nợ và lãi vay, cho thấy sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp khá tốt, không đáng lo ngại.

QUAN ĐIỂM ĐẦU TƯ – TRUNG LẬP

Chúng tôi đánh giá quan điểm đầu tư Trung lập năm với ngành KCN năm 2020 do (1) tác động đại dịch Covid khiến dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam chậm lại và việc tiến hành thực địa các KCN để xây nhà máy cũng bị trì hoãn ít nhất đến khi dịch bệnh được khống chế (sớm nhất tháng 6/2020) tuy nhiên (2) về dài hạn, ngành KCN sẽ được hưởng lợi nhờ việc dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ nhanh hơn dự kiến, các hiệp định kinh tế thu hút vốn FDI và thúc đẩy đầu tư công. Một số doanh nghiệp có quỹ đất lớn, có khả năng hưởng lợi từ đầu tư công như: KBC, IDC, BCM, PHR, SZC,… Chúng tôi sẽ cập nhật lại các yếu tố và KQKD các doanh nghiệp trong đợt tới để đánh giá kĩ hơn triển vọng khả quan của ngành.

KBC – MUA – Giá mục tiêu 17,110 - Kỳ vọng đóng góp Bất động sản Khu đô thị (link báo cáo)

BSC dự báo 2020, DT và LNST KBC lần lượt 3,359 tỷ đồng (+3.4% yoy) và LNST 1,177 tỷ đồng (+9% yoy) tương đương với EPS FW 2020 = 2,560 đồng/cp, P/E fwd = 5.8x từ (1) Nam Sơn Hạp Lĩnh (NSHL) là điểm sáng năm 2020, dự kiến đi vào hoạt động với kế hoạch cho thuê khoảng 60ha, các KCN Quang Châu, Tân Phú Trung tiếp tục giữ tốc độ cho thuê ổn định (2) dự báo năm 2020, tổng diện tích khu đô thị sẽ khoảng 5-6 ha, đóng góp doanh thu khoảng 896 tỷ đồng (27% tổng doanh thu) đến từ (1) khu đô thị Phúc Ninh sẽ ghi nhận khoảng 1.5 – 2ha, với doanh thu khoảng 350 tỷ đồng (2) khu đô thị Tràng Duệ có thể tiếp tục ghi nhận như năm 2019 khoảng 4ha đất nền.

IDC – Theo dõi – Chuyển sàn HNX và thoái vốn

KCN tại các vị trí hấp dẫn (Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh, Long An). Các KCN Nhơn Trạch I và V, Mỹ Xuân B1 và A đã lấp đầy 100%. Các quỹ đất còn lại sẵn có: Phú Mỹ II (92,3ha), mở rộng Phú Mỹ II (214ha), Quế Võ II (132ha), Hữu Thành (362 ha) và Cầu Nghin (121ha). Chúng tôi kỳ vọng rằng trong ngắn hạn, Phú Mỹ II (lấp đầy 72%), Quế Võ II (lấp đầy 30%) sẽ đóng góp cho doanh nghiệp và Hữu Thạnh, Cầu Nghìn đang trong quá trình triển khai là 2 KCN sẽ đóng góp KQKD trong dài hạn.

Doanh thu ổn định từ thu phí đường bộ và thủy điện. Thu phí đường bộ với biên LNG khá cao 50% và mảng điện (biên LNG đều đặn 8-9%), hai mảng này đóng góp khoảng 86% doanh thu hàng năm. Các dự án thủy điện của doanh nghiệp với tổng công suất khoảng 322MW chiếm 2,1% tổng công suất tại VN.

Rủi ro. Phê duyệt cho các dự án mới bị trì hoãn, ảnh hưởng đến quỹ đất trong tương lai (2) Elnino ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của thủy điện.

51

Ngành Cao su [Trung lập]

Một phần của tài liệu BSC Sector Report (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)